Quần áo “si đa”, cơm nấu "nhờ" điện ký túc

Các tân sinh viên đang phải thắt chặt hơn nữa mức thu chi của mình. Từ chỗ ăn cơm hộp, tụ tập ăn uống… nay chuyển sang tự nấu ăn, đi mua hàng thùng giảm giá, vui chơi tại phòng.

Các tân sinh viên đang  phải thắt chặt hơn nữa mức thu chi của mình. Từ chỗ ăn cơm hộp, tụ tập ăn uống… nay chuyển sang tự nấu ăn, đi mua hàng thùng giảm giá, vui chơi tại phòng.

Quần áo “si đa”, cơm nấu

Cơm bụi… món cao cấp

Quán cơm bình dân giờ là những bữa ăn xa xỉ đối với không ít sinh viên. Đặc biệt đối với các tân sinh viên, “chân ướt chân ráo” xa gia đình, người thân để sống độc lập thì gặp nhiều khó khăn hơn, với số tiền từ 1-1,5 triệu đồng/tháng.

Nguyễn Thị Phương, sinh viên K14 trường Đại học Công nghiệp tâm sự: “Tháng đầu tiên khi nhận được số tiền của bố mẹ gửi ra, em đã tiêu hết vèo vì chưa tìm được những quán ăn giá rẻ. Mỗi suất ăn 20 - 25 nghìn, mua một số quần áo, giầy dép...và thế là cả tháng trời ăn mì gói trừ bữa và chạy vạy hết người này đến người khác mới đủ tiền để trả tiền phòng trọ”.

Nếu với mức giá 10 nghìn đồng một suất cơm bụi của năm 2011, thì nay giá cơm bình dân đã tăng lên mức 15 - 20 nghìn đồng/suất, nhưng với mức giá này đã quá cao với sinh viên. Hoàng Thu Huyền năm nhất Đại học sư phạm ngoại ngữ mong giá cơm bụi chỉ 10 nghìn, bởi gia đình thuần nông cố lắm mới có tiền cho em đi học.

Cùng suy nghĩ ấy nhóm bạn (Thoa, Tiến, Hiền, Trang, Thuận, Bảo Nhi) đến từ học viện Bưu chính viễn thông chia sẻ: “Số học bổng “U ta chi” ít ỏi nhưng chi đủ thứ: sách vở, quần áo, tiền phòng, quỹ lớp... Bố mẹ bảo ăn khỏe mà học, nhưng tụi em chỉ có một bữa cơm bụi và ăn sáng đã hết hơn 300 nghìn, tiết kiệm hết sức mà cuối tháng vẫn cứ hết tiền. Cơm bụi giờ cũng xa xỉ lắm rồi chứ chưa nói đến phở”.

“Nhờ” điện ký túc xá

Có nhiều tân sinh viên sinh năm 93, 94 đã chủ động nấu ăn chung, sau bữa ăn ai về chỗ người nấy dù ở xa hay gần. Đôi bạn 9X tại Nguyên Xá - Nhổn là Dương Thị Yến và bạn trai Phạm Văn Qúy tiết lộ: khó khăn, em và anh ấy cùng là sinh viên nên ăn chung như thế cho tiết kiệm. “Ăn chung nhưng không ngủ cùng như một số anh chị khác trong xóm”, Yến nói. Mỗi ngày cả hai chi hết 35 nghìn đồng có đủ thịt, cá và rau, được đổi món thường xuyên.”  

Còn những sinh viên ở ký túc lại có cách thắt chặt chi tiêu riêng. Tại một phòng kí túc trường Mỹ thuật công nghiệp, có ít nhất đến 7 nồi cơm điện, 4 chiếc ấm đun nước… Hạnh đến từ Ninh Bình cho biết, “Ở kí túc cấm nhưng mình vẫn cứ nấu trộm, lúc ban quản lý đi kiểm tra thì giấu vào hòm tôn, chứ không tiền đâu ra”. Một bữa ăn căng-tin cũng mất 15-20 nghìn, trong cả ngày tự nấu hết 20 nghìn đồng.

Thời trang hàng thùng được sinh viên, học sinh ưa chuộng.

Quần áo hàng thùng

Ngoài việc, giảm chi tiêu các sinh viên cố gắng kiếm thêm thu nhập. Nguyễn Hoài Thương năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền bán thêm quần áo hạ giá. Hoài Thương cho biết, quần áo siêu rẻ là lựa chọn sáng giá nhất với nhiều sinh viên hiện nay. Song với việc kiếm tiền từ một công việc là rất khó với các sinh viên mới vì “lạ nước lạ cái”.

Trong khi đó, chủ cửa hàng quần áo tại chợ Nhà Xanh cho biết quần áo hàng chợ và hàng thùng được nhiều bạn lựa chọn. Chị nói, “mỗi ngày bán được từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng từ đống quần áo hạ giá, chục người mua thì có đến 8 là sinh viên”.
Theo Lao Động


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.