Tái cơ cấu: Bản lĩnh và lời hứa của các Bộ trưởng

Ngân hàng nhà nước, BộTài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư được ví như ba “trụcột” trong “ngôi nhà” kinh tế. Tái cơ cấu nền kinhtế đang kỳ vọng vào bản lĩnh, tầm nhìn của nhữngngười đứng đầu ba bộ ngành này.

Ngân hàng nhà nước, BộTài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư được ví như ba “trụcột” trong “ngôi nhà” kinh tế. Tái cơ cấu nền kinhtế đang kỳ vọng vào bản lĩnh, tầm nhìn của nhữngngười đứng đầu ba bộ ngành này.

Trước hàng trăm ý kiếnđưa ra từ các ĐB Quốc hội, trước sức ép từ dư luậncũng như sự kỳ vọng của người dân trên cả nước,những người đứng đầu ba bộ, ngành tỏ ra rất thậntrọng với chủ trương tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế.Họ nói và hứa gì với Quốc hội, với hàng triệu cử tritrên cả nước?

Thống đốc NHNNNguyễn Văn Bình: "Xử 9 ngân hàng trong năm 2012"

Trong đề án Tái cơ cầungân hàng, mục tiêu trước mắt trong năm 2012 là sẽxử lý những ngân hàng yếu kém. Trong năm nay sẽ có 9ngân hàng yếu kém nằm trong tầm ngắm và trên thực tếđã thanh tra toàn diện 9 tổ chức tín dụng này.

Thường trực Chính phủ đãcó phương án xử lý những ngân hàng trên ngay trongtháng 6. Ngoài ra một số ngân hàng, trong đó cảnhững ngân hàng mạnh có nhu cầu nâng cao năng lựccạnh tranh, năng lực tài chính cũng tự nguyện sápnhập. Phương châm đầu tiên là mỗi ngân hàng tự xâydựng phương án tổ chức của riêng mình. Không đưa rađược phương án, lúc đó NHNN sẽ tiến hành xử lý.

Đương nhiên tái cấu trúcphải có chi phí. Chúng tôi sẽ huy động mọi nguồnlực, trong đó có cả nguồn lực đầu tư nước ngoài.Thời gian qua đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đăngký tham gia. Nhưng chỉ khi nhà đầu tư trong nướckhông tham gia mới đến lượt nhà đầu tư nước ngoài.

Một số khoản đầu tư nướcngoài, điển hình như khoản đầu tư của Chính phủ Mỹvào ngân hàng đã được thu hồi và có lãi. Trong thờigian tới, các công ty mua bán nợ cũng sẽ được hìnhthành.

Đối với loại hình nôngnghiệp, nông dân, nông thôn, trong đề án tái cấutrúc ngân hàng cũng có khoản này. Trong đó Ngân hàngNông nghiệp Việt Nam sẽ thành trụ cột của nôngnghiệp, nông thôn với khoảng 80% dư nợ. Ngoài ra cáctổ chức khác cũng không dưới 20% dư nợ tín dụng chovay nông nghiệp, nông thôn.

Bộ trưởng KH&ĐTBùi Quang Vinh:"Thực hiện theo kết luận của Quốchội"

Tái cơ cấu là đề án lớnvà rất rộng, đòi hỏi phải đánh giá thật kỹ mô hìnhhiện tại ở nhiều góc độ khác nhau. Phải thấy rõ đượcyếu điểm, nguyên nhân sâu xa để có được hướng đi,cách làm đúng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hứa sẽ thựchiện theo kết luận của Quốc hội.

Tái cơ cấu: Bản lĩnh và lời hứa của các Bộ trưởng

Liệu tái cơ cấu DNNN có làm bộ mặt của các tập đoàn, tổng công ty thay đổi? Ảnh minh họa

Vấn đề đặt ta là thờihạn của chúng ta rất ngắn, không đủ thời gian nghiêncứu một cách kỹ lưỡng cho đề án tái cơ cấu tổng thểnền kinh tế. Chúng tôi đã xin ý kiến của rất nhiềuchuyên gia, bộ ngành… nhưng cũng vẫn chưa đáp ứngđược nhu cầu. Chúng tôi sẽ tiếp thu tối đa làm thếnào để có đề án đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Chính phủ đã chủ độngkhẩn trương làm ba đề án thành phần, trong đó có táicơ cấu đầu tư công – đã được tiến hành từ cuối năm2011; Tái cơ cấu thị trường tài chính, mà trọng tâmlà NHTM và một số định chế tài chính như thị trườngchứng khoán, bảo hiểm; tái cơ cấu DN, trong đó trọngtâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Nếu chúng ta tập trunglàm tốt ba đề án tái cơ cấu này sẽ tạo nên một bướcđột phá lớn.

Tôi cũng đồng tình vớimột số ĐB Quốc hội cho rằng, tái cơ cấu bên cạnhCNH, HĐH phải phát huy thế mạnh về nông nghiệp, kinhtế dịch vụ và du lịch.

Câu hỏi đặt ra là taisao địa phương nào cũng xây dựng cảng biển, tại saođịa phương nào cũng cạnh tranh, trở thành 63 thànhphần kinh tế như nhiều ý kiến đưa ra? Luật giao chochính quyền địa phương, nhưng khi không có nguồn thuthì buộc họ phải bán tài nguyên để thực hiện tái cơcấu. Vì thế chúng ta phải xem lại chức năng, có nêngiao như thế không, hay phải làm cách khác?

Bộ trưởng Tàichính Vương Đình Huệ: "Tái cơ cấukhông phải triệt tiêu DNNN"

Bộ Tài chính được giaothực hiện hai đề án: tái cấu trúc DNNN, trọng tâm làtập đoàn, tổng công ty và đề án tái cơ cấu thịtrường chứng khoán, công ty bảo hiểm. Cả hai đề ánđã được trình Chính phủ và Bộ Chính trị.

DNNN có đóng góp trongviệc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảođảm an sinh xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó DNNN còntồn tại 4 vấn đề yếu kém: tiến trình đổi mới sắp xếpcòn chậm; Hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnhtranh còn thấp, chưa tương xứng với nhiệm vụ đượcgiao; 80% lợi nhuận chỉ tập trung vào một số tậpđoàn lớn. Không ít tập đoàn, tổng công ty hoạt độngyếu kém, làm ăn thua lỗ; năng lực quản trị còn yếukém.

Đó là 4 lý do để chúngta cần phải đẩy mạnh tái cơ cấu loại hình DNNN. Mụctiêu của tái cơ cấu là nâng cao năng lực hiệu quảsản xuất kinh doanh và làm lành mạnh hóa, nâng caonăng lực tài chính, đảm bảo phát triển bền vững củaDNNN. Tái cấu trúc không phải triệt tiêu DNNN, màlàm cho nó mạnh lên.

Vấn đề nguồn lực và côngcụ, nhiều ĐB quan tâm, chúng tôi cũng rất đồng tình.Đã tái cơ cấu phải có nguồn lực lớn. Với DNNN nguồnlực sẽ trông đợi vào Quỹ sắp xếp và phát triển DN.Qua đó sẽ đầu tư thêm nguồn vốn để tăng vốn điều lệcủa nhà nước, ngược lại khi rút vốn tại các DNNNcũng phải hết sức thận trọng. Ngoài ra còn có côngcụ khác là kênh mua bán nợ.

Bên cạnh đó là nguồn lựccủa các cổ đông chiến lược nước ngoài, các nguồn vốnvay ODA với thời gian dài, lãi suất rẻ. Tập đoànSông Đà sẽ là đơn vị đầu tiên vay nguồn vốn nàytrong 30 năm chỉ với lãi suất 0,5%.

Theo Infonet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.