Tăng sản xuất nội địa để giảm nhập siêu

Năm 2010, kinh tế vừa ra khỏi suy giảm đã gặp ngaythách thức lạm phát, nhập siêu. Giải bài toán này trong thời gian tới như thếnào?

Năm 2010, kinh tế vừa ra khỏisuy giảm đã gặp ngay thách thức lạm phát, nhập siêu. Giải bài toán này trongthời gian tới như thế nào? Chúng tôi xin giới thiệu góc nhìn của TS Nguyễn ĐứcThành - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Không ai phủ nhận VN có tiềm năngtăng trưởng tốt nhưng thực tế khi chúng ta phát triển, đặc biệt khi thị trườngcàng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu, những bất ổn của nền kinhtế càng phát sinh.

Không nên “đi trên dây”

Gần đây, có quan chức đã nóichúng ta đang phải đi trên dây do phải giữ cân bằng giữa một bên là tăng trưởngvà một bên là giữ các chỉ tiêu nhập siêu, lạm phát.

Theo tôi, không nên đi trêndây kiểu ấy vì sẽ rất khó đi lâu, đi đúng hướng được. Chúng tôi đã công bố trongbáo cáo kinh tế thường niên VN 2010 rằng một trong những điểm cần thay đổi là VNcó hơi nhiều các chỉ tiêu, mục tiêu. Phải nghiêm túc nhìn nhận với số lượng côngcụ và dư địa chính sách có hạn, việc đặt ra nhiều mục tiêu cùng lúc có thể rơivào tình trạng chính các mục tiêu đó mâu thuẫn nhau.

Chẳng hạn muốn tăng trưởng cao,tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên đến trên 40% GDP trong khi chỉ số hiệu quả đầutư thấp, tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp, thì lạm phát và nhập siêu khó mà thấpđược. Do đó, theo tôi, VN nên thu hẹp số lượng chỉ tiêu, nâng cao hiệu quả thựcthi chính sách. Trên thực tế, khi thực hiện tốt một số chỉ tiêu cơ bản, tự cácchỉ tiêu quan trọng khác sẽ đạt được.

Trong bối cảnh hiện nay Chính phủ chỉ nênnêu hai mục tiêu: chống lạm phát và thâm hụt ngân sách là đủ. Nếu cùng lúc đặtra mục tiêu tăng trưởng cao lại muốn lạm phát thấp, trong điều kiện của VN, tôie là gây khó cho chính công việc điều hành.

Tăng sản xuất nội địa để giảm nhập siêu

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc trong tháng 3-2010 đạt 61,7 triệu USD, tăng 38,5% so với tháng trước. Trong ảnh: xe BMW X1 mới được Euro Auto nhập về phân phối với giá 1,4-1,7 tỉ đồng (Ảnh: Lê Nam)

Đến nay, phải khẳng định VN đang đứng trước nguycơ lạm phát cao trở lại nhưng lại đang có nhữngnỗ lực giảm lãi suất. VN chưa thoát hẳn khỏi suygiảm kinh tế nên cần có chính sách lãi suất mềmdẻo. Tuy nhiên, mục tiêu phục vụ tăng trưởng hayưu tiên chống lạm phát hàng đầu phải làm rõ vìnó quyết định mức lãi suất thế nào là phù hợp.

Nền kinh tế luôn cần vốn nhưngkhông nên tăng vốn bằng mọi giá. Việc vay nợ nước ngoài thường xuyên và quy môngày càng tăng của VN cũng có thể dẫn đến rủi ro rất cao.

Nhiều nước nợ nướcngoài đến 70% GDP. VN nợ nước ngoài vẫn dưới 50% GDP nhưng không thể nói khôngcó gì đáng lo. Các nước vay với thời hạn và lãi suất khác ta, khả năng tăng thuế,huy động vốn của họ cũng hơn ta. Thêm vào đó chúng ta mới ở thời kỳ đầu của quátrình phát triển, cần dành một dư địa lớn cho lĩnh vực này để còn cho các thế hệtương lai có cơ hội phát triển.

Tập trung khu vực kinh tế tưnhân

Để tăng trưởng mà vẫn tránh đượcnhững bất ổn kinh tế như lạm phát và nhập siêu, VN cần tiếp tục cải cách. Ngoàithủ tục hành chính, cần thay đổi cả cách thức, thói quen điều hành nền kinh tế,cách tạo và phát triển các nguồn lực. Nên tách khu vực kinh tế nhà nước ra khỏicác ưu tiên, mục tiêu làm chính sách kinh tế của Chính phủ.

Cần giảm dần sự phụ thuộc về tàichính của Chính phủ vào các tập đoàn, hướng tới duy trì nguồn thu chủ yếu quathuế thu nhập từ các doanh nghiệp nói chung.

Khu vực kinh tế tư nhân dù khôngđược nhiều ưu đãi như các doanh nghiệp nhà nước nhưng đóng góp lại ngày càng ápđảo. Vì vậy, cần tập trung để phát triển khu vực có tính cơ năng của nền kinh tếtrong tương lai này. Với hiệu quả tạo việc làm và đóng góp tăng trưởng cao nhưngkhu vực tư nhân nhiều lĩnh vực hiện vẫn bị lấn át thông qua nhiều hình thức canthiệp.

"Đầu tư tràn lan vào những công trình hiệu quả kém, không tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao không chỉ khiến tăng sức ép lạm phát, nhập siêu, tăng nợ chính phủ, mà nghiêm trọng hơn còn xói mòn những tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn"

TS Nguyễn Đức Thành

Để giảm nhập siêu, không cách nào khác là phảităng cường khả năng sản xuất trong nước. VN đãcó những chính sách ưu đãi phát triển các khucông nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi đã khảo sátcác khu công nghiệp - những “quả đấm” của nềnkinh tế VN - thì thấy khả năng phát triển củacác khu công nghiệp này cũng đã đến giới hạntrong điều kiện chính sách hiện nay.

Các con số thống kê đang cho thấygiá trị xuất khẩu trong khu công nghiệp tăng nhưng giá trị nhập khẩu lại tăngnhanh hơn. Nhân công trong khu công nghiệp cũng đã giảm dần. Hiện trạng khu côngnghiệp VN hiện nay chúng tôi so sánh và nhận thấy rất giống Malaysia những năm1980. Nếu không thay đổi, thời gian tới VN có thể sẽ phải chứng kiến các nhà đầutư rời VN sang nước khác do ưu đãi thuế, đất đai, nhân lực giá rẻ không còn...

Để tránh tình trạng lúc nào cơhội đến cũng thấy khó khăn, dư địa các chính sách ít do bất ổn kinh tế, chúng tacần thật sự và nhất quán trong ưu tiên ổn định vĩ mô. Không nên cứ nói chống lạmphát, kiềm chế tín dụng nhưng sau đó lại thấy chỉ số tăng trưởng tín dụng cứ caonhư một sự đã rồi. Đã đến lúc nên đưa ra mục tiêu số một là ổn định vĩ mô vàđánh giá hiệu quả chính sách dựa trên mục tiêu đó.

Đã đến lúc VN nên tìm cách tăngcon số tăng trưởng bằng chất lượng đầu tư và năng suất lao động thay vì chỉ tăngvốn (trong khi hiệu quả không được cải thiện). Chỉ số ICOR (hiệu quả đầu tư trênvốn) của VN đã trên 8 - thuộc diện cao bậc nhất thế giới, nên dù khó cũng phảibắt đầu cải thiện vì nó liên quan đến những khoản vay phải trả và nguồn vật lựcđóng góp của người dân.

Theo TS Nguyễn Đức Thành
Tăng sản xuất nội địa để giảm nhập siêu
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.