Trịnh Xuân Thanh chơi đồng hồ 39 tỷ: Cả thế giới chỉ vài người dám mua

Trong giới doanh nghiệp, Trịnh Xuân Thanh từ lâu cũng khét tiếng với những món đồ, cách ăn chơi xa xỉ của mình. Bên cạnh đó, thông tin về các doanh nhân như Bầu Đức, Đặng Lê Nguyên Vũ, Lê Văn Vọng,... được nhiều người quan tâm.

Trong giới doanh nghiệp, Trịnh Xuân Thanh từ lâu cũng khét tiếng với những món đồ, cách ăn chơi xa xỉ của mình. Bên cạnh đó, thông tin về các doanh nhân như Bầu Đức, Đặng Lê Nguyên Vũ, Lê Văn Vọng,... được nhiều người quan tâm.

Choáng váng với chiếc đồng hồ của Trịnh Xuân Thanh

Theo Dân trí, phó tổng một Tập đoàn "tỷ đô" choáng váng với chiếc đồng hồ của Trịnh Xuân Thanh. Lý do là bởi, chiếc đồng hồ ông đeo cũng là một sản phẩm rất đắt tiền (Patek Philippe Calendar Perpettula 5159R-001), có giá lên tới 78.000 USD (tương đương 1,8 tỷ đồng) - tại Việt Nam ai đeo nó đã thể hiện "đẳng cấp".

Nhưng ông còn choáng hơn khi Trịnh Xuân Thanh cởi chiếc đồng hồ của mình cho xem - đó là chiếc Patek Philippe Sky Moon Tourbillon 6002G. Đây là phiên bản đặc biệt với vỏ bọc làm từ vàng trắng cùng những họa tiết điêu khắc, chạm trổ tinh vi hoàn toàn thủ công.

Và ở thời điểm Thanh khoe với ông này (năm 2015), giá nó đã ở mức 1,7 triệu USD (tức là khoảng 39 tỷ đồng, tính theo tỷ giá hiện thời).

"Mình cảm thấy quê luôn. Thời điểm đó, ở Việt Nam chắc chỉ mình Thanh đeo được chiếc này vì cái này hiếm lắm và không phải cứ có tiền là mua được, hãng đòi hỏi rất nhiều thông tin nhân thân khách hàng, đại khái tên tuổi ra sao, là ai... Thậm chí, ông giám đốc kinh doanh của họ còn nói dù khách trả tới 5 hay 6 triệu USD tôi cũng không chắc chắn bạn có thể sở hữu nó", ông này lắc đầu nói.

Lê Phước Vũ mất tiền tấn

So với 6 tháng trước đó, cổ phiếu HSG đã giảm tổng cộng 55%. So với 1 năm trước đó, cổ phiếu của ông Lê Phước Vũ đã giảm 65%, từ mức trên 30.000 đồng/cp xuống đáy nhiều năm và sắp trở về mệnh giá.

Vốn hóa doanh nghiệp nhà ông Lê Phước Vũ đã bốc hơi khoảng 6.000 tỷ đồng trong khoảng thời gian khá ngắn trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) đang điều chỉnh giảm khá mạnh và những diễn biến trên thị trường tài chính và tiền tệ thế giới không thuận.

Cổ phiếu HSG của nhà ông Lê Phước Vũ "bốc hơi" hơn một nửa giá trị còn do chịu áp lực bị kiện phòng vệ thương mại. Phần lớn thị trường xuất khẩu ngành thép của Việt Nam đang dính tới áp lực bị kiện phòng vệ thương mại hoặc bị điều tra chống bán phá giá.

Bầu Đức “ế” nặng trái phiếu

Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - mã HNG) vừa thông báo chỉ bán được vỏn vẹn 22 trái phiếu trong tổng số 221.710 trái phiếu đăng ký chào bán. Như vậy, tỷ lệ bán thành công chỉ đạt chưa tới 0,01%.

Chủ tịch HĐQT HAGL Agrico, ông Đoàn Nguyên Đức, cho biết, đối với lượng trái phiếu chưa phân phối hết, công ty này dự định sẽ bán với mức giá không thấp hơn giá chào bán cho cổ đông hiện hữu kèm với các điều kiện chuyển đổi tương tự như cổ đông hiện hữu.

Nợ phải trả tại các ngân hàng đến nay theo bầu Đức là 8.500 tỷ đồng và nợ công ty mẹ hơn 5.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng nợ hiện của HAGL Agrico là hơn 13.000 tỷ đồng.

'Shark Vương' từ chức tại doanh nghiệp đang lỗ trăm tỷ

Ông Trần Anh Vương từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Trong cuộc bỏ phiếu kín mới đây, ban lãnh đạo doanh nghiệp này đồng thuận 100% bổ nhiệm ông Nguyễn Vĩnh Huy - người nắm giữ gần 16% vốn cổ phần, thay thế chức Chủ tịch trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ.

 

Ông Vương được bổ nhiệm thành viên HĐQT từ ngày 1/3/2016. Trong ba năm liên tiếp, Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam làm ăn thua lỗ. Vốn chủ sở hữu âm hơn 95 tỷ đồng khiến cổ phiếu TH1 cũng bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào diện hạn chế giao dịch.

Ông Lê Văn Vọng thoái toàn bộ vốn khỏi Tập đoàn Lã Vọng

Đại gia Lê Văn Vọng - Chủ tịch Tập đoàn Lã Vọng - đã thoái toàn bộ vốn Tập đoàn Lã Vọng, đồng thời ông Vọng cũng thôi là người đại diện pháp luật cho Tập đoàn Lã Vọng.

Điều đặc biệt hơn nữa cả 3 cổ đông sáng lập ra Tập đoàn Lã Vọng gồm ông Lê Văn Vọng, ông Lê Văn Hải và bà Đặng Thị Như Trang đồng loạt thoái toàn bộ vốn tại Tập đoàn Lã Vọng từ 18/1/2018.

Đến nay, Tập đoàn Lã Vọng đã nắm trong tay nhiều dự án BĐS lớn trên địa bàn TP. Hà Nội gồm Khu đô thị Louis City 30ha (Đại Mỗ), Khu nhà ở cao cấp Ngôi nhà mới 19,5ha (Quốc Oai), Dự án New House Xa La (Hà Đông) 10.553m2. Để có những dự án này, một số đơn vị thành viên của tập đoàn Lã Vọng đã triển khai các dự án BT.

Trung Nguyên chi 5 tỷ USD để tặng sách

Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ công bố sẽ trao tặng 200 triệu cuốn sách với tổng nguồn lực chi phí 5 tỷ USD (tương đương hơn 110.000 tỷ đồng). Kế hoạch tặng sách kéo dài trong 5 năm.

Tủ phim này đến với 11.085 nhà văn hoá xã; 212 nhà văn hoá quận; 1.642 nhà văn hoá huyện, thị trấn; 1.135 nhà văn hoá phường; thư viện của 713 đơn vị hành chính; trang bị hơn 20 triệu tủ sách và phim tới hơn 20 triệu hộ gia đình, dòng họ,... ; toàn bộ hệ thống Thư viện các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội,... trên toàn quốc.

Nhiều người cho rằng con số 5 tỷ USD là quá lớn, gần bằng số tài sản của người giàu nhất Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng (6,6 tỷ USD, theo Forbes tháng 7/2018).

Truy tố cựu chủ tịch PVTEX

VKSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố bị can Trần Trung Chí Hiếu, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTEX), về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" (Cố ý làm trái) và "Nhận hối lộ" trong vụ án liên quan đến PVTEX và các đơn vị liên quan.

Ba bị can khác bị truy tố gồm: Đỗ Văn Hồng, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư - Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC); Đào Ngọ Hoàng, cựu Trưởng Phòng Thương mại hợp đồng PVTEX và Vũ Phương Nam, cựu kế toán trưởng PVTEX, cùng bị truy tố về tội "Cố ý làm trái".

Triệu tập ông Trần Bắc Hà trong vụ xử Phạm Công Danh

TAND TP.HCM vừa ra quyết định xét xử số 2793 ngày 26/6, tiến hành xét xử vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Theo Quyết định xét xử, trong số gần 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng được triệu tập có ông Trần Bắc Hà, nguyên chủ tịch HĐQT BIDV, bị án Hứa Thị Phấn, nguyên là cố vấn cấp cao Ngân hàng Đại Tín (sau này là VNCB, CB), hiện đang chấp hành bản án 30 năm tù; Vũ Bạch Yến, Chủ tịch CB, Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát... Đoàn giám định tư pháp Ngân hàng Nhà nước gồm 8 thành viên cũng được Tòa triệu tập.

Nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà cũng vừa bị khai trừ khỏi Đảng.

Hotgirl ngân hàng bật khóc khi bị đề nghị tù chung thân

Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, Nguyễn Thị Lam đã rút tiền gửi của sáu khách hàng ở Nghệ An trong hệ thống Ngân hàng Eximbank với tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng. Ngay sau khi nghe mình bị đề nghị mức án tù chung thân, bị cáo Lam đứng khóc trước bục khai báo và xin được xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Hai luật sư bảo vệ cho Lam cho rằng, bị cáo Lam chỉ chiếm đoạt hơn 36 tỷ đồng chứ không phải gần 50 tỷ đồng như cáo trạng đã truy tố và hành vi không gian xảo; đề nghị mức án chung thân là quá nghiêm khắc. Luật sư bào chữa cũng nêu, bị cáo Lam chỉ là rút tiền ra để xoay vòng đầu tư làm ăn rồi sẽ trả lại chứ ban đầu không có ý định chiếm đoạt và cho rằng chưa làm rõ được dòng tiền đi của Lam...

Luật sư bào chữa cho bị cáo Lam đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Theo VietNamNet


Trịnh Xuân Thanh

đồng hồ tiền tỷ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.