’30.000 tỷ đồng để cứu BĐS là cách làm ngược’

Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Mai Hữu Tín cho rằng doanh nghiệp hiện nay khốn khó hơn nhiều so với hình dung của mọi người Một số lớn doanh nghiệp đã "chết" chỉ còn chờ chôn.

Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Mai Hữu Tín cho rằng doanh nghiệp hiện nay khốn khó hơn nhiều so với hình dung của mọi người Một số lớn doanh nghiệp đã "chết" chỉ còn chờ chôn.

Vừa là đại biểu Quốc hội, vừa trên cương vị người làm kinh doanh, ông Tín chia sẻ, khi đi thăm các tổ chức, hội doanh nhân trẻ ở các địa phương, những thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ... thì thấy rõ cái khó khăn của doanh nghiệp lớn hơn mọi người nghĩ. ‘Trên 50% doanh nhân trẻ, không tin là có thể trụ nổi qua hết giai đoạn này’ ông Tín nói.

Ông Tín cho rằng không riêng gì bất động sản, mà cả trong các lĩnh vực khác thì việc sản xuất hiện gặp rất nhiều khó khăn do sức cầu của thị trường quá thấp. Sản xuất ra thì bán không được mà để tồn kho thì chết doanh nghiệp. Do đó tình trạng đình đốn sản xuất kinh doanh diễn ra khắp nơi.

Ông Tín cũng thẳng thắn: ‘Không có tiên đoán nào lạc quan cho tương lai cả, bởi vì tình hình sẽ còn tiếp tục xấu’.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không còn sức gượng nổi, nhưng các động thái ‘cứu’ họ vẫn quá xa vời.
 

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không còn sức gượng nổi, nhưng các động thái ‘cứu’ họ vẫn quá xa vời.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không còn sức gượng nổi, nhưng các động thái ‘cứu’ họ vẫn quá xa vời.

Ông Bùi Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, đã không có quy luật đào thải tự nhiên bởi “khi nhiều doanh nghiệp khối tư nhân năng động, làm ăn hiệu quả thì lại phá sản, còn doanh nghiệp trì trệ, bết bát trong khối doanh nghiệp nhà nước lại sống khỏe” – đấy là vấn đề bất cập và vô lý.
 
“Chúng ta đang có bàn luận rất sôi nổi về chuyện giải cứu thị trường bất động sản. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh khoảng 0,1% trong giai đoạn 2008 – 2012.

Nếu chúng ta dùng khoảng 30.000 tỷ đồng để cứu thị trường này thì đấy là cách làm ngược. Trong khi nhiều ngành có sự đóng góp mạnh cho sự tăng trưởng kinh tế như sản xuất, chế tạo, xuất khẩu… tham gia vào chuỗi giá trị phát triển và là những điểm sáng của nền kinh tế năm 2012 thì lại không được giải cứu” - ông Bùi Quang Tuấn băn khoăn.
 
Cũng theo ông Tuấn, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải được hỗ trợ ngay chính từ nguồn vốn ban đầu, điều này đang thể hiện cho thấy vai trò từ phía nhà nước là chưa đạt yêu cầu. Đối với khu vực doanh nghiệp này cần phải có ngay biện pháp giải cứu bằng cách giảm lãi suất cực thấp.

Nếu khu vực doanh nghiệp này phải chờ đến sự hỗ trợ từ phía nhà nước sau nhiều thời gian thảo luận nữa thì e rằng, sẽ không còn có cơ hội tồn tại, kéo theo sự hồi phục của tăng trưởng kinh tế không thể thực hiện được ngay thông qua khu vực doanh nghiệp này. 

“Chúng ta cần phải cứu những thị trường nào có đóng góp trực tiếp cho sự tăng trưởng thì nên làm, riêng đối với thị trường bất động sản còn phải luẩn quẩn tại chỗ trong vòng 3 – 4 năm nữa, bởi để giải quyết vấn đề này là phải cần rất nhiều tiền, trong khi chúng ta chưa giải quyết được vấn đề đầu ra, thậm chí là chúng ta còn phải tính đến việc vay tiền người nước ngoài như thế nào” – ông Tuấn lo ngại.

Không chỉ khó về vốn mà chuyện xin hoàn lại thuế cũng phải chờ đợi mãi không xong. Chị Vũ Quỳnh Thu - Giám đốc Công ty TNHH in ấn và quảng cáo H.Đ (Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội) bức xúc: "Nhà nước đã dành 30.000 tỷ để tháo gỡ BĐS, cứu những người giàu và doanh nghiệp BĐS giàu có, còn những doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ như công ty tôi thì có mỗi chuyện xin hoàn lại thuế cũng phải chờ đợi mãi không xong.

Ngay cả chuyện số liệu hoàn thuế mà còn linh tinh, như ông Chủ nhiệm UBKT Quốc hội nói hôm trước là 20.000 tỷ, vài hôm sau tăng lên 33.000 tỷ... số liệu không chính xác thì chắc doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi còn phải chờ đợi dài. Đợi đến khi nào có con số chính xác, khi ấy may ra Nhà nước mới triển khai, và chắc công ty tôi cũng đóng cửa luôn rồi" - Chị Thu bức xúc.

Báo cáo thẩm tra do ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế vừa trình bày với Quốc hội ngày 20/5 cũng chỉ ra rằng, chỉ số hàng tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng; tồn kho bất động sản và nợ xấu vẫn ở mức cao. Khu vực doanh nghiệp, động lực chính tạo ra của cải, vật chất, việc làm gặp rất nhiều khó khăn.

Số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động năm 2012 là 54.261 doanh nghiệp, cao hơn năm 2011. Đến hết năm 2012 cả nước có tới 69% số doanh nghiệp báo lỗ.

Riêng thành phố Hà Nội có khoảng 46.000 doanh nghiệp trong tổng số khoảng 90.000 doanh nghiệp báo lỗ với số lỗ khoảng 47.000 tỷ đồng. Tình hình này đã tác động tiêu cực đến lao động, việc làm; số lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tăng.
Theo Đất Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.