10 dấu hiệu ‘tố cáo’ con bạn đang nói dối

Nếu trẻ có một số dấu hiệu đáng lưu tâm dưới đây, bạn rất nên dành thời gian để tìm hiểu câu chuyện của con và giúp bé giải quyết rắc rối.

Nếu trẻ có một số dấu hiệu đáng lưu tâm dưới đây, bạn rất nên dành thời gian để tìm hiểu câu chuyện của con và giúp bé giải quyết rắc rối.

1. Không dám nhìn thẳng vào mắt bạn khi nói chuyện: Trẻ nhỏ thường tránh ánh mắt cha mẹ nếu đang giấu giếm điều gì đó. Nhưng khi lớn lên và tinh ranh hơn, trẻ có thể vượt qua được cảm giác tội lỗi khi nói dối và nhìn thẳng vào mắt cha mẹ mà không hề né tránh. Như vậy, dù trẻ nhìn vội vào mắt bạn rồi ngó lơ hoặc nhìn rất lâu vào mắt bạn, đó đều có thể là dấu hiệu của việc nói dối.

2. Lặp đi lặp lại: Một dấu hiệu thường thấy khác của trẻ khi đang nói dối là lặp lại một phần câu hỏi như một phần câu trả lời. Đây là cách “câu giờ” phổ biến để trẻ có thêm thời gian suy nghĩ và… bịa chuyện sao cho hợp lý. Ví dụ, nếu bạn hỏi bé hôm nay làm gì với bạn ở trường, bé có thể trả lời: “Con làm gì với bạn ở trường ấy ạ? À vâng, con…”.

3. Chạm tay vào mặt: Đưa tay lên gãi tai, mũi hoặc trấn có thể cho thấy trẻ đang bối rối và có điều gì đó chưa thổ lộ hết. Tương tự, cắn môi hoặc liếm môi là một biểu hiện khác.

4. Sự không thống nhất: Các chi tiết rời rạc, điều nói trước mâu thuẫn với điều nói sau là những biểu hiện rõ ràng nhất cho việc trẻ đang giấu bạn điều gì đó.

5. Phản ứng thái quá: Nếu bạn đưa ra một dự đoán nào đó hoặc một lời buộc tội đối với con, bé thường phản ứng rất mạnh nếu đúng là bé đang nói dối. Vì vậy, hãy xem xét kỹ chuyện của con nếu bé phản ứng câu hỏi của bạn với rất nhiều cảm xúc.

6. Những cử chỉ khác thường: Con bạn bỗng dưng sử dụng các cử chỉ khác lạ, không thường thấy ở bé để kể một câu chuyện hoặc nói mà đứng chắp tay sau lưng? Những hành động bất thường này hoặc tư thế của bé có thể tiết lộ việc bé đang thiếu trung thực.

7. Chớp mắt hoặc không chớp mắt: Mắt bé có thể nói với bạn rất nhiều điều. Do đó, nếu phát hiện thấy con liên tục chớp mắt hoặc nhìn chằm chằm mà không chớp, có lẽ bé đang có điều khó nói.

8. Tỏ ra bồn chồn, sốt ruột: Bé liên tục vặn ngón tay hoặc gõ tay lên bàn hoặc cựa quậy không ngừng trong lúc nói chuyện với bạn? Đó có thể là một dấu hiệu khác cho thấy bé đang cảm thấy không thoải mái vì phải nói dối bạn.

9. Nói nhiều và liên tục: Trừ trường hợp bản tính con bạn là em bé rất hay nói và luôn nồng nhiệt trong mọi chủ đề, còn nếu thấy trẻ nói liên tục theo hướng… lảm nhảm, bạn có thể dự đoán bé đang thêm mắm thêm muối để lời nói dối của mình thuyết phục hơn.

10. Thay đổi ngữ điệu, âm điệu: Những khoảng nghỉ dài giữa các câu nói, lặp lại nhiều từ, cụm từ hoặc nói bằng giọng lí nhí có thể cũng “tố cáo” việc trẻ đang không muốn bày tỏ sự thật cho bạn biết.

Theo Phununews


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.