10 "mật ngữ" giao tiếp với con của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam

Chỉ là những câu nói đơn giản, gần gũi nhưng cách nói chuyện với con của chị Phan Hồ Điệp - mẹ thần đồng Nhật Nam đã khiến nhiều người ngưỡng mộ về cách dạy con vừa tinh tế, vừa đầy yêu thương.

Chỉ là những câu nói đơn giản, gần gũi nhưng cách nói chuyện với con của chị Phan Hồ Điệp - mẹ thần đồng Nhật Nam đã khiến nhiều người ngưỡng mộ về cách dạy con vừa tinh tế, vừa đầy yêu thương.

Mới đây, trong một chia sẻ trên trang cá nhân, chị Phan Hồ Điệp - mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam đã tiết lộ 10 cách trò chuyện mà chị thường xuyên sử dụng khi giao tiếp với con. Những dòng chia sẻ này đã nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ, được rất nhiều mẹ học hỏi, coi chị là một tấm gương dạy con tinh tế mà đong đầy yêu thương.

Trong những chia sẻ rất ngắn gọn này, có thể thấy mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam đã chọn cách dạy con bằng sự đồng cảm, thấu hiểu, bằng những khích lệ, yêu thương thay vì khắt khe phán xét, chê bai hay quát mắng... Nhiều ý kiến còn cho rằng những bài học dạy con này không chỉ ý nghĩa với các bố mẹ trẻ mà còn hữu ích với tất cả các giáo viên - những người đang hàng ngày hàng giờ ươm mầm tương lai của đất nước.

Những dòng chia sẻ của chị được viết nhân sự kiện những cuốn sổ liên lạc điện tử đang được sử dụng phổ biến trong các nhà trường hiện nay. Đây chính là cách liên lạc giữa phụ huynh - giáo viên - học sinh, đồng thời cũng là nỗi ám ảnh của các em học sinh mỗi khi thấy tin nhắn gửi đến từ nhà trường, thông báo về việc thiếu bài hay đạt điểm kém...

Chị Phan Hồ Điệp chia sẻ: "Có bao nhiêu em sợ việc học, sợ việc đến trường vì những kiểu liên lạc thế này. Bởi sự giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh sao chỉ đơn giản và lạnh lùng thế. Có ai nói với cha mẹ về việc con ở lớp đã vui thế nào, đã chơi với bạn bè ra sao, đã có gì cố gắng so với chính bản thân con. Có ai giúp cha mẹ hiểu những nguyên nhân khiến con thiếu bài, khiến con không ghi chép đủ. Có ai ghi nhận những thành công khác của con ngoài việc học như nhặt hộ bạn cây thước, cố gắng chạy nhanh trong giờ thể dục, dám xung phong hát trước lớp...".

Từ thực tế được chứng kiến về những nỗi sợ hãi của các em học sinh trước các cuốn sổ liên lạc điện tử ấy, mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam đã gửi gắm lời khuyên tới các bậc làm cha làm mẹ: "Trước khi nhờ đến những cách 'liên lạc' điện tử, mỗi cha mẹ hãy cố gắng để hiểu và khích lệ con. Việc làm này nên được thực hiện từ khi con còn rất nhỏ, để không chỉ con mà chính bố mẹ cũng học cách nói với con cho hiệu quả".

Và chị đã chia sẻ những cách nói chuyện mà chị thường xuyên sử dụng để giao tiếp với bé Nhật Nam ngay từ khi còn rất nhỏ. Chị cho rằng trong thực tế, việc giao tiếp với con sẽ diễn ra theo “muôn hình vạn trạng”, khi nào bố mẹ tin rằng, mình thực sự vì hạnh phúc của con, vì sự tự tin của con, vì tôn trọng con thì chắc chắn sẽ tìm được cách thích hợp nhất để giao tiếp với con.

Dưới đây là 10 "mật ngữ" của mẹ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của thần đồng Nhật Nam:

Nhật Nam
Chị Hồ Điệp và Đỗ Nhật Nam

Trên thực tế, việc giao tiếp với con sẽ diễn ra theo “muôn hình vạn trạng”, khi nào bố mẹ tin rằng, mình thực sự vì hạnh phúc của con, vì sự tự tin của con, vì tôn trọng con thì chắc chắn sẽ tìm được cách thích hợp nhất để giao tiếp với con.

1. "Nếu... thì"

Khi khuyến khích con thực hiện những công việc mà con chưa thực sự thích, mình hay dùng mẫu câu: Nếu... thì

Nếu em làm giúp mẹ việc nhà thì mẹ sẽ rất vui.

2. "Giữa... chọn"

Tích cực hỏi ý kiến con và cho con lựa chọn: Dùng mẫu câu: “giữa”... “chọn”.

Giữa cái áo màu xanh và cái áo màu vàng, em chọn cái nào.

3. "Mẹ muốn..."

Khi đề nghị con làm việc gì đó thuộc về quy ước giữa hai mẹ con từ trước, mình hay dùng “muốn” thay cho “phải”, “cần”.

Cố gắng nói đơn giản, ngắn gọn như "Mẹ muốn em thu dọn đồ chơi".

Ngược lại mình cũng thường hỏi con: Con có muốn mẹ....

4. "Mẹ rất vui..."

Tích cực dùng các cụm từ biểu đạt cảm xúc: Mẹ rất vui; Mẹ tự hào; Mẹ thật hạnh phúc; Mẹ thấy hài lòng...

5. "Hãy cho mẹ biết..."

Khi ở cạnh con, đi chơi cùng con, thường xuyên dùng các cụm từ khuyến khích con nói: Hãy kể; hãy miêu tả; hãy tường thuật lại; hãy cho mẹ biết; hãy giúp mẹ hiểu; hãy tìm thông tin giúp mẹ; hãy đặt những câu hỏi cho mẹ nếu con muốn biết...

6. "Còn bây giờ thì..."

Khi muốn con dừng lại một công việc gì đó mà con đang thích để chuyển sang công việc khác, mình thường cùng con xem xét, đánh giá một chút về công việc con đang làm rồi mới nêu đề nghị của mình: “Còn bây giờ thì...”.

Ví dụ con xem thích xem ti vi, mình muốn con tắt. Mình sẽ ngồi xem khoảng ba phút, hỏi: Con đang xem gì? Con thích vì sao? Sau đó mẹ sẽ nói: Ừ, mẹ thấy cũng hay nhưng mẹ nghĩ đã đến lúc tắt. Còn bây giờ thì con đi học bài đi nhé!

7. "Mẹ không vui... nhưng mẹ tin..."

Khi con mắc lỗi, nhìn thẳng vào mắt con, nghiêm nghị nói: “Mẹ không vui; Mẹ không hài lòng /nhưng mẹ tin...”

8. "Hôm nay có gì vui?"

Luôn dành một khoảng thời gian cho con kể chuyện trường lớp và bắt đầu: “Hôm nay có gì vui?.... Mẹ sẵn sàng lắng nghe.... Mẹ rất muốn biết... Mẹ rất thích được tìm hiểu... Mẹ muốn được “đi học” cùng em...”.

9. "Mẹ rất hiểu..."

Trẻ con cũng có những nỗi buồn của chúng. Hãy bên cạnh và an ủi: Mẹ thực sự lấy làm tiếc... Mẹ rất hiểu... Mẹ rất chia sẻ... Rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi... Mẹ “cá” là em sẽ biết cách giải quyết...

10. "Con thấy thế nào"

Hãy trao thêm “quyền lực” cho con bằng việc hỏi ý kiến: Con thấy thế nào?/ Con có ý tưởng gì không?/ Con có cách giải quyết nào không...?

Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.