4 “điểm tựa” giúp bé… tập trung học

Với những gợi ý dưới đây, bạn hoàn toàn có thể rèn cho con tập trung học một cách tự nhiên.

Tự tập trung học là một kỹ năng nền tảng cần rèn luyện cho trẻ từ rất sớm nếu như các bậc phụ huynh muốn con đạt được những thành công nhất định trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này.

>> Bắt trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 vì tâm lý ‘con nhà người ta’

Với những gợi ý dưới đây, bạn hoàn toàn có thể rèn cho con tập trung học một cách tự nhiên.

1. Tạo tâm lí an tâm cho con trẻ

Ở lứa tuổi từ 5 – 8 tuổi, nguyên nhân chính khiến trẻ khó tập trung học lại thường là do không có bố mẹ ở bên cạnh. Thông thường, chỉ cần biết có bố/mẹ đang ở trong phòng với mình là các bé bao giờ cũng có thể an tâm tự chơi, tự học rất ngoan. Vì vậy, để bé có thể an tâm tập trung vào việc học, các vị phụ huynh nên ở cùng con cái và tăng thêm sự quan tâm đến quá trình học của trẻ.

Trong lúc con học, các vị phụ huynh không nên hỏi han hay làm bài tập cùng con quá nhiều vì như vậy lâu dần sẽ tạo thành thói quen ỉ lại hay phụ thuộc vào bố mẹ khi học hành ở trẻ. Thay vào đó, bạn chỉ nên ngồi cạnh bé, giữ yên tĩnh và kết hợp làm những việc riêng cho cảm giác là bạn cũng đang phải tập trung làm việc giống như trẻ đang tập trung học tập, ví dụ như việc đọc sách, nghiên cứu sổ sách… Tuyệt đối không nên giải trí khi ngồi cạnh con cái, như vậy sẽ khiến bé càng mất tập trung.

2. Giữ môi trường thuận tiện cho việc học

Trẻ rất cần một không gian yên tĩnh, tương đối riêng biệt để có thể tập trung học tập. Không gian học tập của trẻ thực ra không đơn thuần chỉ là cái bàn học hay giá sách… mà còn là khung cảnh xung quanh. Tùy theo điều kiện gia đình, các vị phụ huynh nên cố gắng sắp xếp để trẻ có được một góc học tập thoáng mát, sáng sủa và không bị các hình ảnh xung quanh chi phối.

Các vị phụ huynh cũng nên lưu ý bố trí ánh sáng phù hợp cho khu vực học tập của bé, tránh để phòng bị tối, thiếu sáng vì như vậy sẽ khiến con nhanh bị mỏi mắt, nản chí và chán học. Ngoài ra, cũng cần nhớ tránh để những yếu tố cắt ngang, làm ảnh hưởng đến sự tập trung vào việc học của trẻ như không sai trẻ làm việc vặt khác khi đang học, không để anh chị em của trẻ đến bàn học của trẻ nói chuyện trong giờ trẻ học…

4 “điểm tựa” giúp bé… tập trung học - Ảnh 1.

3. Tạo sự thoải mái, tỉnh táo cho trẻ trước khi học

Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con mình không tập trung học, kết quả học tập kém và cô giáo gọi điện phàn nàn… là trở nên sốt sắng, nóng vội dẫn đến thúc ép con học. Họ đặt ra những quy tắc: “về nhà tắm rửa xong, nghỉ ngơi 30 phút là phải ngồi vào bàn học ngay”, bất chấp việc trẻ có hứng thú với việc học hay không hoặc sức khỏe của bé có tốt hay không. Chính vì vậy khi ngồi vào bàn trẻ uể oải, không thể tập trung học nghiêm túc, hoặc vừa làm vừa chơi đến 1 – 2h đồng hồ vẫn chưa làm xong 1 bài…

Trên thực tế, đối với trẻ nhỏ, thời gian học và thời gian vui chơi, giải trí phải xen kẽ với nhau. Hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Lúc bé chơi cũng chính là lúc bé thư giãn và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn vào việc học. Vì vậy, bạn nên cho bé chơi trong một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé quay trở lại bàn học, tập trung học và làm cho hết bài tập được giao.

4 “điểm tựa” giúp bé… tập trung học - Ảnh 2.

4. Đặt ra mục tiêu vừa khả năng của trẻ

Bạn nên đặt cho bé một mục tiêu vừa phải khi trẻ mới đi học. Ví dụ ban đầu bạn chỉ cần yêu cầu con tập trung học trong khoảng 15 phút. Bạn nên cân nhắc thiết lập khoảng thời gian tuỳ theo mức độ tập trung thời điểm đó của bé, không nên quá dài nhưng cũng đừng quá ngắn. Một khi bé đã đạt được sự tập trung trong khoảng thời gian bạn đề ra, hãy kéo dài thêm khoảng 10 – 15 phút nữa vào hôm sau để tăng giần khả năng tập trung học của trẻ.

Bạn tuyệt đối không nên ngay lập tức nổi giận vì trẻ không thực hiện được mục tiêu mà bạn vừa đề ra. Cơn giận của bạn sẽ làm cho trẻ thất vọng với chính bản thân mình và còn đánh mất dần lòng tự trọng. Hãy để cho bé có thời gian làm quen (1 vài lần) cho mỗi mục tiêu thời gian tập trung học mà bạn đề ra. Và cũng đừng quên nói cho bé về mục tiêu mới cần phải thực hiện để bé tự có sự điều chỉnh và thay đổi.

Theo Trí thức trẻ


Bí quyết dạy con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.