7 câu không nên nhưng bố mẹ lại hay nói với con

Có những câu nói với con tưởng chừng như vô thưởng vô phạt, nhưng nếu nói nhiều quá sẽ gây ra những "phản ứng ngược" mà bố mẹ cần chú ý.

Có những câu nói với con tưởng chừng như vô thưởng vô phạt, nhưng nếu nói nhiều quá sẽ gây ra những "phản ứng ngược" mà bố mẹ cần chú ý.

“Con thật tuyệt vời”

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bạn đưa ra những lời khen ngợi chung chung như “Giỏi lắm con gái!” hay “Con làm đúng rồi đấy!” sẽ làm cho hành động của trẻ bị phụ thuộc vào lời nói của bạn hơn là nỗ lực của bản thân. Thay vì thốt ra những lời tung hô như “Con thật tuyệt vời” thì hãy khen ngợi con bằng những nhận xét càng cụ thể càng tốt như “Tuyệt quá! Mẹ nghĩ con sẽ làm tốt hơn nếu hợp tác với các bạn hơn nữa”...

“Nếu chăm chỉ con sẽ giỏi hơn thế!”

Không thể phủ nhận rằng luyện tập càng nhiều trẻ càng nhanh tiến bộ nhưng nói với con như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy áp lực về kết quả đạt được cuối cùng. Nếu chúng làm sai, có nghĩa là chúng đã không luyện tập chăm chỉ. Vì thế, thay vì đưa ra nhận định như vậy, bạn chỉ nên khuyến khích trẻ chăm chỉ hơn, như thế chúng sẽ tự cải thiện và cảm thấy tự hào về quá trình tiến bộ của mình.


Ảnh minh họa.

“Nhanh lên con!”

Nếu con bạn đang chậm trễ một việc gì đó và bạn nói với con “Nhanh lên” thì chỉ làm tăng thêm căng thẳng cho chúng và làm hỏng việc chúng đang làm. Bạn nên nói một cách nhẹ nhàng hơn như “Chúng ta hãy nhanh lên nhé!”, điều đó giúp trẻ hiểu rằng bạn đang cùng chúng nỗ lực hoàn thành hoặc cũng có thể hướng chúng vào một trò chơi nhỏ “Chúng ta hãy đua xem ai nhanh hơn nào!”

“Đừng nói chuyện với người lạ”

Đây là một khái niệm không phải đứa trẻ nào cũng hiểu bởi chỉ cần một vài lời dỗ ngọt là một người xa lạ sẽ trở nên quen thân với chúng. Hơn nữa, khi bạn nói với con như vậy sẽ rất dễ bị trẻ hiểu sai và chống lại sự giúp đỡ của cảnh sát hoặc lính cứu hỏa mà chúng không hề hay biết. Thay vì đưa ra lời cảnh báo về người lạ, bạn nên nói cho trẻ biết những gì chúng nên làm khi gặp các tình huống không may.

“Cẩn thận nhé con!”

Nói điều này khi con bạn đang giữ thăng bằng trên những xà đu ở khu vui chơi sẽ làm trẻ có cảm giác chúng có thể bị rơi xuống bất cứ lúc nào. Lời nói của bạn sẽ khiến trẻ mất tập trung vào những gì chúng đang làm. Nếu bạn lo lắng, hãy nên di chuyển lại gần chúng hơn và quan sát con một cách yên tĩnh nhất có thể.

“Ăn hết cơm đi, mẹ mới cho ăn bánh”

Việc đưa ra điều kiện sẽ chỉ càng khiến trẻ giảm đi sự thích thú với bữa ăn chính của chúng. Bạn có thể nói với con một cách "khéo léo" hơn là: "Cả nhà mình sẽ ăn bữa tối trước rồi cùng nhau dùng món tráng miệng con con yêu thích nhé!”. Sự thay đổi từ ngữ như vậy sẽ có tác động tích cực nhiều hơn đối với trẻ.


Ảnh minh họa.

“ Để bố/mẹ giúp con”

Khi thấy trẻ đang gặp khó khăn với việc xếp hình một tòa lâu đài hay hoàn thành một câu đố, phản ứng tự nhiên của bạn sẽ là làm giúp chúng ngay. Tuy nhiên, điều này là không nên, nếu bạn can thiệp quá sớm, có thể làm giảm đi tính tự lập của trẻ. Thay vì trực tiếp làm hộ, bạn nên đưa ra những câu hỏi gợi ý như "Con có nghĩ rằng các mảnh lớn nên đặt ở dưới cùng không? hay "Con thử đổi vị trí của hai miếng ghép xem sao"... để khuyến khích trẻ suy nghĩ và tiếp tục cố gắng.

Theo Trí Thức Trẻ





Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.