Cách dạy bơi thông minh nhất là đẩy con xuống nước, hành trang cho con vào lớp một cũng vậy!

Vào lớp một, đồng nghĩa với việc bé phải chịu rất nhiều áp lực từ học hành, bạn bè, thầy cô và cả bố mẹ nữa.

Bé lên lớp một, xen lẫn niềm phấn khích của mẹ là muôn vàn nỗi lo không tên. Mẹ sốt sắng không biết nên chuẩn bị hành trang cho con vào lớp một như thế nào? Mẹ ơi, bình tĩnh đọc bài sau nhé, đảm bảo “nhẹ gánh lo" đi một nửa đó!

Bước chuyển mình từ giai đoạn “mầm non" lên đến bậc tiểu học luôn là cả một sự thay đổi lớn về tâm lý và nhận thức của trẻ mà mẹ cần lưu tâm để kịp thời định hướng đúng cho con. Mẹ còn nhớ lúc mình bé xíu, mới chập chững bước vào lớp một chứ? Khi ấy mẹ đã lo lắng, bỡ ngỡ như thế nào thì bây giờ bé cũng phải trải qua những trạng thái cảm xúc y hệt. Vào lớp một, đồng nghĩa với việc bé phải chịu rất nhiều áp lực từ học hành, bạn bè, thầy cô và cả bố mẹ nữa. Do đó, đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm về tâm lý nên rất bé cần lắm có mẹ ở bên để trấn an và tư vấn kịp thời.

Chẳng thế mà lời khuyên chuẩn chỉnh nhất cho câu hỏi: “Nên chuẩn bị hành trang cho con vào lớp một như thế nào?” vẫn là: Hãy để trẻ hiểu rằng “vào lớp một” là một dấu mốc lớn đánh dấu sự trưởng thành đầu tiên.

Cách dạy bơi thông minh nhất là đẩy con xuống nước, hành trang cho con vào lớp một cũng vậy! - Ảnh 1.

Mẹ ơi, thay vì những răn đe giáo điều, mẹ thử nhẹ nhàng nói chuyện với con như “hai người lớn" để con hiểu rằng mình sắp thoát khỏi mác “trẻ mầm non” và bước chân vào thế giới của “học tập" đầy thú vị và thử thách. Để bé dễ hiểu, mẹ có thể nói những lời đơn giản như: “Con sẽ không còn suốt ngày chỉ biết chơi đồ chơi rồi chờ đến giờ ăn như trước mà sẽ được học viết chữ, học đếm số. Con còn tự đọc được truyện mà không cần mẹ, biết tính tiền giúp mẹ nữa nè, rồi còn quen được thêm bao nhiêu là bạn mới chứ”.

Cách dạy bơi thông minh nhất là đẩy con xuống nước, hành trang cho con vào lớp một cũng vậy! - Ảnh 2.

Tuy nhiên, các bé nhà mình sẽ rất khó hình dung nếu mẹ chỉ nói qua loa như vậy. Hiến kế hay cho mẹ một nè, mẹ thử cho bé trải nghiệm từ trước một chút những gì bé sẽ tiếp nhận khi đi học lớp một xem sao. Ví dụ như cho bé xem clip chiếu cảnh các bạn đang cặm cụi ngồi luyện chữ để con bắt đầu thấy hào hứng. Dẫn con đi nhà sách và giới thiệu cặn kẽ từng đầu sách một sẽ kích thích sự tò mò. Đầu tư hơn, hai mẹ con có thể cùng nhau“ngâm cứu" trước một vài cuốn sách lớp một thú vị như sách tiếng anh hoặc sách ngữ văn để bé dần có những định hình cơ bản về chuyện học.

Cách dạy bơi thông minh nhất là đẩy con xuống nước, hành trang cho con vào lớp một cũng vậy! - Ảnh 3.

Mẹ nào mà chẳng lăn tăn chuyện: “Có nên cho bé học chữ trước khi vào lớp một?” Ôi, mười người thì trăm ý các mẹ ạ. Người bảo nên để bé đỡ bỡ ngỡ và nhanh chóng dẫn đầu lớp. Người khác bảo không nên bởi bé sẽ sinh ra tự kiêu và cảm thấy việc học dễ dàng nên không dành nhiều sự cố gắng. Mẹ biết nghe ai đây? 

Cách dạy bơi thông minh nhất là đẩy con xuống nước, hành trang cho con vào lớp một cũng vậy! - Ảnh 4.

Dựa theo những phân tích tâm lý trẻ nhỏ, mẹ đừng vội dạy "hết bài" cho con cũng không nên để con mù tịt chẳng biết tẹo nào chữ cái. Mẹ chỉ cần vừa úp vừa mở, có dạy cho bé một chút nhưng không ép con phải hiểu bằng hết hay thuộc bằng được. Bằng cách "mớm mồi" như vậy sẽ kích thích bé tò mò và đẩy sự hào hứng với việc học lên cao hơn rất nhiều. Còn nếu bé chưa vào lớp một mà đã bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức thì e rằng con sẽ bị "bội thực" hoặc tệ hại hơn là "sợ học".

Cách dạy bơi thông minh nhất là đẩy con xuống nước, hành trang cho con vào lớp một cũng vậy! - Ảnh 5.

Chuyện “bạn bè mới” cũng là một vấn đề mà mẹ nên lưu ý đó nha. Nhiều mẹ chủ quan không để ý nhiều đến đời sống tình cảm bạn bè của con đến mức bé bị trầm cảm do bị cô lập hoặc bắt nạt mà cũng không hề hay biết. Điều này gây ra rất nhiều hệ luỵ xấu như ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học, sức khoẻ, tinh thần hay tệ hại nhất là hình thành nên những tính cách xấu và thái độ sống tiêu cực cho trẻ. Vậy nên, mẹ cũng cần trang bị cho con một thái độ đúng về khái niệm tình bạn và cách ứng xử đúng đắn với bạn bè. Hãy nói để bé hiểu rằng tình bạn là một tình cảm thiêng liêng không khác gì ruột thịt: “Con nên có mối quan hệ vui vẻ với mọi người và thân thiết với chí ít một người bạn. Bởi đó sẽ là người cùng con lớn lên, cùng tiến bộ và cùng chia sẻ, tâm sự với con những điều mà sau này con sẽ khó để mở lòng với cha mẹ”. Ngoài ra, mẹ cũng nên khuyến khích bé chủ động kết bạn và hăng hái giúp đỡ bạn bè nhiều hơn. Mẹ thậm chí có thể dạy con một số chiêu làm quen với bạn mới như cố tình bắt chuyện, tặng kẹo, cho mượn đồ dùng học tập…

Cách dạy bơi thông minh nhất là đẩy con xuống nước, hành trang cho con vào lớp một cũng vậy! - Ảnh 6.

Nhiều mẹ sẽ đặt câu hỏi là liệu nói những điều kia, bé đã đủ nhận thức để hiểu? Thật ra, mẹ cứ thong thả giáo dục con dần dần là được. Nuôi dưỡng một đứa trẻ như chăm một cái cây. Cần lắm sự kiên trì chăm bẵm từng ngày một rồi ắt có ngày cây ra hoa kết trái. Tương tự như vậy, nói lần đầu trẻ hiểu được một phần, lần sau sẽ hiểu thêm một chút và đến lần thứ n, chẳng cần nói bé cũng hiểu. Mẹ cứ giáo dục kiểu “mưa dầm thấm lâu" là hiệu quả nhất, đừng lo bé quá nhỏ để hiểu, chỉ sợ bé quá lớn để dạy lại từ đầu.

Cách dạy bơi thông minh nhất là đẩy con xuống nước, hành trang cho con vào lớp một cũng vậy! - Ảnh 7.

“Con phải mạnh dạn xung phong làm lớp trưởng, mạnh dạn kết bạn, mạnh dạn hỏi cô nếu không hiểu”. Mẹ có biết, chỉ cần bé đủ mạnh dạn và tự tin là bé sẽ tự xoay xở rất nhiều tình uống và dần dần tự làm chủ được cuộc đời mình mà mẹ không cần quá kèm cặp. Đồng thời, hãy để con nhận thấy sự khác biệt rõ rệt của bản thân từ giai đoạn “mầm non" lên đến bậc tiểu học. Đó là con không chỉ được học kiến thức mà còn bắt đầu chập chững bước chân vào thế giới người lớn khi được chủ động đề xuất ý kiến, đưa ra thắc mắc hay xử lý vấn đề. Cách dạy bơi thông minh nhất là đẩy con xuống nước, để con dùng bản năng tự học. Và hành trang tốt nhất cho bé vào lớp một là hãy để con MẠNH DẠN tự xoay xở và mẹ chỉ dang tay giúp khi con thật sự cần.

Hành trang mẹ cần chuẩn bị cho bé khi vào năm đầu tiên bậc tiểu học chỉ có bấy nhiêu thôi. Hi vọng bài viết sẽ giúp mẹ thở phào nhẹ nhõm và bé có một năm học đầu tiên không va vấp. Mẹ hãy đón đọc một loạt bài viết mới về chủ đề “tựu trường” trong chuyên mục Phụ nữ là phải thế sắp ra mắt tới đây nhé!

Theo Tri thức trẻ


Dạy con

chuẩn bị cho con vào lớp 1

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.