Cậu bé 12 tuổi tới đồn cảnh sát tự thú vì trót lấy trộm tiền của mẹ và bài học các bậc phụ huynh nên nhớ

Do trót lấy trộm của mẹ 10.00 Won để mua quà vặt, một em bé 12 tuổi (người Hàn Quốc) đã cầm theo đơn tường trình tới đồn cảnh sát tự thú.

Do trót lấy trộm của mẹ 10.00 Won để mua quà vặt, một em bé 12 tuổi (người Hàn Quốc) đã cầm theo đơn tường trình tới đồn cảnh sát tự thú.

Vừa qua, cư dân mạng Hàn Quốc rất thích thú trước đoạn video của một sở cảnh sát nước này đăng tải. Nội dung là một em trai 12 tuổi do lấy trộm của mẹ tiền để mua quà vặt nên đã đến đồn tự thú.

Em bé cho biết vì không có tiền tiêu vặt nên đã lấy trộm của mẹ 10.00 Won (khoảng 200 ngàn VND), bản thân cảm thấy rất hối hận, đã không giúp được gì cho gia đình lại còn khiến mẹ buồn. Sau khi bị phát giác, mẹ đã phạt em viết bản tường trình và tới đồn xin chữ ký của chú cảnh sát, ngoài ra còn phải đảm bảo về sau tuyệt đối không tái phạm nữa.

Lần sau cháu còn tái phạm là chú không ký đâu đấy nhé!

Phía cảnh sát chia sẻ, người mẹ có cách dạy con rất hay, không những giáo dục được mà còn khiến trẻ không dám tái phạm, biết nghe lời mẹ. Sau một hồi nước mắt ngắn nước mắt dài trình bày, chú cảnh sát cũng ký tên vào bảng tường trình cho cậu bé, cậu cũng hứa với các chú cảnh sát rằng sẽ không bao giờ tái phạm.

Sau đó em được các chú cảnh sát ân cần khuyên nhủ và tiễn ra về.

Chúng ta - những bậc cha mẹ luôn hy vọng con mình có những phẩm tính tốt, có những quan điểm đúng đắn. Nhưng, có những lúc trẻ sẽ phạm sai lầm, cũng có lúc trẻ "đi đường vòng"... Ví dụ trẻ lấy trộm đồ, sử dụng đồ của người khác khi chưa nhận được sự cho phép. Tuy nhiên, có thể trẻ không ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, không biết rằng hành vi của mình là sai trái, chỉ vì sự ham chơi và hiếu kỳ nên mắc lỗi.

Cha mẹ phải làm gì khi gặp phải tình huống như vậy?

1. Đánh giá sự việc chứ không đánh giá đạo đức trẻ

Sau khi phát hiện trẻ phạm sai lầm, nhất định phải làm rõ nguyên nhân của sự việc. Phải nhớ kỹ; tuyệt đối không được vội vã gắn mác kẻ trộm lên người trẻ, cho rằng đạo đức của trẻ có vấn đề. Bởi vì, Tam Quan của trẻ (thế giới quan, giá trị quan, nhân sinh quan) đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ. Có nhiều lúc trẻ lấy trộm đồ không phải là hành vi có chủ ý, nhất định không nên thổi phồng lỗi của trẻ, có như vậy thì kết quả giáo dục mới càng tốt hơn.

2. Dùng phương thức xử lý đúng đắn

Khi đối mặt với sai lầm của con trẻ chúng ta không được dung túng, cũng không nên đánh mắng quá quắt, mà cần phải biết chừng mực, phải khiến cho trẻ tự nhận thức được sai lầm, thừa nhận sai lầm của mình. Bởi vì, càng đánh càng mắng trẻ càng phản kháng, thậm chí còn khiến trẻ bị ám ảnh tâm lý.

(Ảnh minh họa)

3. Dùng hành động để dẫn dắt trẻ

Khi trẻ phạm phải sai lầm không biết phải làm như thế nào, cha mẹ cần phải dùng hành động để dẫn dắt trẻ, cùng con sửa chữa sai lầm, lấy chính bản thân để thị phạm cho con biết. Kỳ thực, khi trẻ lấy dũng khí để sửa chữa lỗi lầm cũng cần cha mẹ đồng hành và khoan dung.

4. Chớ đay nghiến con

Trẻ nhỏ cũng có lòng tự tôn của mình, khi trẻ đã sửa chữa sai lầm cha mẹ chớ có đay nghiến, nhắc lại chuyện cũ nhiều lần trước mọi người, làm như vậy sẽ làm tổn thương lòng tự tôn của trẻ. Chuyện đã qua thì cũng qua rồi, chỉ cần trẻ có dũng khí sửa sai thì đáng để chúng ta tha thứ.

Cho nên làm cha mẹ, sau khi giúp con sửa chữa sai lầm nhất định phải cho con biết rằng: "bất luận xảy ra chuyện gì, cha mẹ vẫn yêu con, vẫn giúp con vượt qua khó khăn".


Theo Helino


trộm tiền

Dạy con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.