Cha mẹ "dung túng" con trong 7 trường hợp này, bé sẽ thành người xấu tính

Trong cuộc sống, có những tình huống mà rất nhiều đứa trẻ mắc phải, cha mẹ không nên "dung túng" để tiếp tay cho tính cách xấu về sau.

Trong cuộc sống, có những tình huống mà rất nhiều đứa trẻ mắc phải, cha mẹ không nên "dung túng" để tiếp tay cho tính cách xấu về sau.

Con nói xấu người khác

Bạn phải giải thích cho con sự khác biệt giữa việc trở thành một ngưởi lẻo mép với người cẩn trọng khi ăn nói. Khi con kể lể về hành động xấu của người khác, cha mẹ nên bình tĩnh lắng nghe con nói và không đưa ra những phán xét chủ quan. Sau đó, cha mẹ nên đưa ra lời khuyên giúp con hiểu được việc không nên nói xấu về một hành động của ai đó.

Con tranh giành với em

Điều quan trọng là cha mẹ phải tìm được gốc rễ của vấn đề trong trường hợp này. Nếu bạn ngăn cấm con không được ganh đua sẽ khiến cho trẻ bị tổn thương. Cha mẹ phải giúp bé hiểu được anh em cần yêu thương và cùng giải quyết những vấn đề bất đồng một cách công bằng. Trẻ phải hiểu được tầm quan trọng của việc tôn trọng cảm xúc của người khác. Cha mẹ thường xuyên dành thời gian quan tâm con cũng là một cách giúp gắn kết các thành viên trong gia đình.

 

Bé ăn trộm đồ

Khi con ăn cắp một thứ gì đó, bạn cần phải bình tĩnh. Sau đó, cha mẹ tìm hiểu động cơ khiến con lấy trộm và giải thích làm như vậy là sai trái. Khi con đã hiểu, bạn khuyên con đưa món đồ đã lấy cắp đi trả lại và xin lỗi chủ nhân của món đồ. Nếu con bạn thường xuyên trộm đồ, đừng quên tìm sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý để thói quen xấu này không ăn sâu vào bản chất.

Con không trung thực

Cha mẹ cần giải thích cho con về lòng trung thực và sự tin tưởng trong các mối quan hệ xã hội. Thay vì suy nghĩ về một hình phạt khi con không trung thực, cha mẹ cần cho trẻ biết nói dối là điều xấu và không ai chấp nhận được. Nếu trẻ không trung thực, bạn cần kiên trì hoặc nhờ sự tư vấn của một chuyên gia.

Thiếu tôn trọng người khác

Cha mẹ cần tìm hiểu lý do vì sao con lại có hành vi không đúng mực như vậy. Phụ huynh nên nói với con về cách thể hiện đúng mực cảm xúc và mong muốn của bản thân. Các bé cần học cách bình tĩnh và lắng nghe mọi người. Nếu con của bạn vẫn giữ cách hành xử hỗn láo, cha mẹ có thể đưa ra hình phạt hoặc có thể không cho con làm một số điều trẻ thích.

 

Con lải nhải gây phiền phức

Khi còn lải nhải bên cạnh, cha mẹ nên giữ thái độ bình thản. Không ít người thấy con lải nhải nên chiều theo ý trẻ, điều này sẽ tạo tiền lệ xấu. Cha mẹ cần nhắc nhở con nói với giọng bình thường, không nên lải nhải gây phiền cho mọi người. Bên cạnh đó, phụ huynh phải nói chuyện về hành động này để trẻ có ý thức hơn.

Khi con cư xử thô lỗ

Khi dạy con, cha mẹ không nên đặt quá nhiều áp lực hay ép buộc cách cư xử của con cái phải theo ý của người lớn. Thay vào đó, bạn nên nhắc nhở con nên chú ý đến suy nghĩ của mọi người, không nên cư xử thô lỗ. Để con có cách hành xử đúng mực và không thô lỗ, người lớn trong gia đình cũng cần có cách ứng xử đúng mực để trẻ học tập.


Theo Dân Việt


nuôi dạch con

Cách dạy con

Dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.