Cha mẹ Việt nên dừng lại ngay cách dạy con này, vì sẽ làm tổn hại cuộc sống của con

Một kinh nghiệm dạy con thất bại đau thương mà một người mẹ đã chia sẻ dưới đây, chắc chắn là nhiều bậc cha mẹ Việt gặp phải.

Một kinh nghiệm dạy con thất bại đau thương mà một người mẹ đã chia sẻ dưới đây, chắc chắn là nhiều bậc cha mẹ Việt gặp phải.

"Tôi đã làm một biểu đồ nhãn dán với đứa con 6 tuổi của tôi, để động viên bé hoàn thành bài tập ở nhà. Mỗi ngày, khi bé hoàn thành bài tập đọc và bài tập chính tả, bé sẽ được một sticker để dán lên tường. Khi sưu tầm được 5 nhãn dán, bé sẽ nhận được một thẻ hình Pokémon mà bé rất thèm muốn.

Ban đầu, con tôi hơi miễn cưỡng với các bài tập về nhà, nhưng khi hoàn thành nhiệm vụ của mình và nhận phần thưởng, bé bắt đầu thực hiện bài tập dễ dàng hơn.

Tôi nghĩ là tôi đã làm rất tốt, đã tìm ra được một phương pháp đúng đắn để con ham học hơn. Nhưng, cho đến sự kiện ngày hôm qua…

- "Nhanh lên, hãy làm bài tập ở nhà của con", tôi nói với con. "Nếu con hoàn thành trong 20 phút, con sẽ nhận được phần thưởng là một sticker ".

- Con bé vẫn ngồi thừ ra đó, nhìn tôi và nói: "Dạ không, con cảm ơn".

- “Không? Con nói không nghĩa là gì? Con phải làm bài tập ở nhà của con. Con không thể chỉ việc nói “Không, cám ơn”. Con không muốn nhận thẻ Pokémon à?".

- Bé nhìn tôi nghiêm túc hết mức mà bé có thể và nói: "Không, thực sự không. Con đã có tất cả những cái con muốn. Con nghĩ rằng con sẽ đi ra ngoài và chơi bóng đá".

- Tôi quá bối rối!"

star-chart-1-720x547

Quay trở lại với các nhãn dán khen thưởng. Các bảng xếp hạng khen thưởng đã từng có tác dụng trong một thời gian, nhưng các mẹ sẽ làm gì khi chúng không còn tác dụng nữa?

Trở lại với phương pháp cằn nhằn? La hét? Hối lộ? Tăng mức thưởng? Kem? Thăm các công viên vui chơi? Một vé tham quan đến Disneyland? Các mẹ sẽ chọn phương pháp nào?

Có vẻ như tình trạng khó xử của bà mẹ trong câu chuyện trên không phải là mới, và nhiều chuyên gia đã nói rằng mối nguy hiểm tiềm ẩn của bảng xếp hạng khen thưởng là nó có thể tác dụng ngược, và thậm chí kéo theo những hậu quả lâu dài.

Erica Reischer, một nhà tâm lý học lâm sàng và tác giả của một cuốn sách “Cha mẹ vĩ đại” đã viết về vấn đề này cho tờ The Atlantic. Cô nói rằng việc sử dụng các nhãn dán khen thưởng tạo ra một "nền giáo dục dựa trên phần thưởng".

Trong nền giáo dục dựa trên phần thưởng, trẻ em học cách “bán” một hành vi mà bố mẹ mong muốn để đổi lấy một phần thưởng. Đôi khi phần thưởng đến trực tiếp, dưới hình thức của đồ chơi, kem, hoặc sách; đôi khi giá trị của nó được lưu trữ như tiền tệ, sticker hoặc các vật phẩm khác mang tính chất sưu tầm, và có thể được đổi thành phần thưởng lớn hơn sau đó.

Cô cũng viết rằng việc sử dụng khen thưởng cho các hành vi mà mẹ mong đợi từ con mình, ví dụ như việc giúp đỡ người khác, biết chia sẻ và đồng cảm, "Có thể làm giảm hành vi có ích trong tương lai, và có thể ăn mòn khuynh hướng bẩm sinh của trẻ em là giúp đỡ người khác".

Bài báo của cô đã tạo ra cuộc tranh luận lớn trên mạng, và các bậc cha mẹ cảm thấy bị tổn thương "Ôi trời ơi! Mọi thứ chúng tôi đã làm là sai ư?", là phản hồi chung của các bậc cha mẹ.

reward-chart-1-720x547

Đó không phải là một ý kiến mới mẻ, trong năm 2008 báo The New York Times đã nói chuyện với Alfie Kohn, tác giả của sách "Cha mẹ vô điều kiện: Chuyển từ khen thưởng và trừng phạt thành yêu thương và lý trí", về việc khen thưởng khi con làm việc tốt có hiệu quả hay không?

Ông Kohn cho rằng, "Ít nhất hai nghiên cứu đã cho thấy những đứa trẻ được quà thưởng từ cha mẹ trở nên ít giúp đỡ người khác, và có xu hướng đặt mình ở vị trí trung tâm".

"Trẻ đã học được rằng lý do duy nhất để làm điều gì đó cho người khác, hoặc lý do duy nhất để vào bàn học - là bởi sẽ được khen thưởng để làm như vậy. Khi phần thưởng không còn nữa hoặc không đủ hấp dẫn, chúng ít có xu hướng để giúp đỡ hoặc học tập".

homework-boy-720x547

Nhiều mẹ cho rằng các phương pháp giáo dục con cái là không bao giờ đạt được mức lý tưởng.

Về mặt lý tưởng, cha mẹ phải dành thời gian để ngồi với con, giải thích từ từ và chu đáo rằng làm bài tập về nhà quan trọng thế nào đối với con. Cha mẹ lý tưởng sẽ yêu cầu con cái giúp đỡ, luôn hỏi ý kiến của con về mọi thứ và cùng nhau thống nhất để đi đến một giải pháp chung.

Trong thế giới hoàn hảo, phòng ngủ luôn được yên tĩnh và gọn gàng, không có em bé la hét, không có trẻ nhỏ mè nheo để gây sự chú ý. Bữa tối đã sẵn sàng trong nhà bếp, bàn ăn được lau chùi sạch sẽ và mẹ chỉ ngồi ở đó và trò chuyện một cách thân thiện với đứa con 6 tuổi, để thống nhất được một kế hoạch học tập của con.

Sẽ không có biểu đồ khen thưởng đối một người mẹ hoàn hảo, trong một thế giới hoàn hảo.

Nhưng cha mẹ không phải là hoàn hảo…

Khi mẹ có 3 đứa trẻ để dạy dỗ, có một gia đình bận rộn và một cuộc sống phải chăm lo, mẹ chỉ có thể làm được những gì mẹ có thể. Khi mẹ phải nấu bữa tối, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị quần áo, cơm trưa cho con và tập cho bé 2 tuổi biết đi vệ sinh, thì một "nền giáo dục phần thưởng" là có thể chấp nhận được.

“Nếu một biểu đồ khen thưởng và một thẻ Pokémon có thể làm cho cuộc sống của tôi dễ dàng hơn ở thời điểm này, tôi chấp nhận những rủi ro của nó về sau”, một người mẹ cho biết.

“Nếu các phần thưởng cũ không còn khiến bé hào hứng, bây giờ, tôi chỉ cần tìm một phần thưởng mới mà có tác dụng với bé”, một bà mẹ khác nói.

Theo Webtretho

kỹ năng làm cha mẹ

Dạy con

cách dạy con ngoan

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.