Chìa khóa giải quyết mọi vấn đề khi trẻ mè nheo, tức giận không mấy bố mẹ biết

Vậy khi con nổi cơn mè nheo, bố mẹ nên làm gì trước khi nói chuyện với con?

Một lời nói không phù hợp hoàn toàn có thể khiến tình hình càng trở nên tồi tệ và thậm chí còn có thể để lại ảnh hưởng xấu. Vậy khi con nổi cơn mè nheo, bố mẹ nên làm gì trước khi nói chuyện với con?

Khi cảm xúc của trẻ trở nên quá mạnh mẽ, hành động của chúng cũng theo đó trở nên vô lý và không thể kiểm soát được.

Những lời khuyên phổ biến thường tập trung vào những gì bố mẹ cần nói với trẻ giữa cơn tức giận, mè nheo của trẻ hoặc giữa những khoảnh khắc khó khăn. Nhưng kinh nghiệm cho thấy, lùi lại một bước và suy nghĩ trước khi nói gì đó sẽ thực sự mang lại rất nhiều sự khác biệt. Với rất nhiều ông bố bà mẹ, việc thêm bước chuẩn bị này đã thay đổi mọi thứ. Nó giúp xoa dịu "ngòi nổ" của trẻ, biến cuộc chiến quyền lực và căng thẳng đang dâng cao thành giao tiếp thành công.

Khi trẻ mè nheo tức giận, hành động của chúng cũng theo đó trở nên vô lý và không thể kiểm soát được (Ảnh minh họa).

Và đây chính là bước chuẩn bị đó: Trước khi bạn mở miệng nói gì với con, hãy để ý những gì bạn nói với bản thân mình. Điều gì thường chạy qua tâm trí bạn trong những khoảnh khắc thất vọng hay buồn bực?

Bố mẹ chúng ta thường có những suy nghĩ kiểu như:

"Lại bắt đầu rồi đấy."

"Mình phải ngăn chặn chuyện này ngay từ ban đầu mới được."

"Hình như có vấn đề gì đó với con mình rồi."

"Mình cần phải sửa chữa ngay việc này để con cảm thấy vui hơn."

"Mình làm thế này là sai rồi. Đây là lỗi của mình."

"Con đang thách thức, trêu tức mình đây mà."

"Con cần phải biết mình mới là người có quyền ở đây."

Trước khi bắt tay vào việc giải quyết vấn đề hay nói điều gì với con, bố mẹ hãy thêm một bước chuẩn bị (Ảnh minh họa).

Tất cả những suy nghĩ này đều rất bình thường và dễ hiểu. Chúng ta là cha mẹ, nên chúng ta lúc nào cũng muốn những điều tốt cho con. Công việc vủa chúng ta là dạy dỗ con nhưng chìa khóa cho việc giúp con phát triển những kỹ năng về cảm xúc (và cả cho một mối quan hệ gần gũi) là chúng ta phải thừa nhận không chỉ những cảm xúc tích cực của con, mà còn cả những cảm xúc tiêu cực, hỗn độn nữa. Khi bạn thỏa hiệp và giúp con hiểu trước khi đặt ra một giới hạn hay giải quyết vấn đề, cảm xúc của trẻ sẽ được lắng nghe và coi trọng.

Nhưng sẽ rất khó để biến mọi chuyện trở nên thoải mái và xoa dịu con nếu bạn vẫn có những kiểu suy nghĩ như trên lởn vởn trong đầu. Vì vậy, thay đổi cách suy nghĩ và cách bạn nói chuyện với chính bản thân mình chính là bước đầu tiên để thay đổi những gì bạn sẽ nói và làm tiếp theo. Hãy luyện tập biến những suy nhĩ tiêu cực tự động này thành những câu nói có thể giữ cho tâm trí bạn luôn mở và dễ tiếp nhận.

Thay đổi bắt đầu từ những suy nghĩ của chính bản thân bạn sẽ giúp bạn dễ nói chuyện với con hơn (Ảnh minh họa).

Ví dụ:

"Mình cảm thấy hoàn toàn ổn với những cảm xúc lớn này của con. Công việc của mình không phải là đi sửa chữa chúng."

"Mình tự hỏi con đang nói gì với mình. Điều gì nằm ẩn dưới phần bể mặt nhỉ?"

"Hãy hít thật sâu và con sẽ có thời gian để chọn điều con sẽ làm tiếp theo."

"Mè nheo tức giận cũng là chuyện bình thường thôi mà."

"Đây không phải là lỗi của mình."

"Cảm thấy hoảng loạn và lo lắng cũng không sao cả. Những lúc thế này thì ai cũng vậy cả thôi."

"Mình đang cố gắng hết sức, và con cũng vậy."

"Con đang nói với mình những gì con muốn bằng cách duy nhất mà con có thể làm trong giây phút này."

"Hãy để những cảm xúc này chảy xung quanh mình. Chúng cũng chỉ như những con sóng ngoài đại dương và sẽ qua thôi."

Bắt đầu bằng những suy nghĩ như thế này sẽ giúp bạn phản ứng đầu tiên với sự thấu hiểu. Những bước tiếp theo chỉ có hiệu quả thực sự khi trẻ đã bình tĩnh và có thể lắng nghe bạn.

Điều này là vô cùng quan trọng để nhớ khi bạn đang ở nơi công cộng hay đang vội, khi cơn hoảng loạn và tức giận dễ đến với cha mẹ. Khi ở nơi công cộng, rất nhiều bố mẹ phản ứng rất dữ dội bởi chúng ta cảm thấy áp lực phải dừng cơn mè nheo của con lại. Thế nhưng thay vào đó, hãy tự nói một trong những câu trên với bản thân bạn, cảm thông cho cảm xúc của con và nhẹ nhàng đưa con ra ngoài nếu cần và tiếp tục nói chuyện với con khi con sẵn sàng.
 


Theo Helino


Cách dạy con

Dạy con

trẻ mè nheo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.