Cô giáo cấp 2: Bản chất học sinh cá biệt lại rất yếu mềm

Học sinh cá biệt thường khiến cha mẹ, giáo viên 'đau đầu'. Tuy nhiên, theo cô giáo Tạ Thị Vĩnh Hà (trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội), đó là do người lớn chưa có cách giáo dục phù hợp.

Học sinh cá biệt thường khiến cha mẹ, giáo viên 'đau đầu'. Tuy nhiên, theo cô giáo Tạ Thị Vĩnh Hà (trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội), đó là do người lớn chưa có cách giáo dục phù hợp.

Cô giáo Vĩnh Hà chia sẻ, mỗi đối tượng học sinh cần có phương pháp dạy khác nhau. Với học sinh giỏi, cần chuyên tâm, tập trung dạy kiến thức. Thế nhưng, với học sinh cá biệt - những đứa trẻ không thích học, có cá tính mạnh, thích nghịch ngợm, phá phách - thì cách tiếp cận cũng phải rất “đặc biệt”. Những đứa trẻ này luôn tỏ ra ngỗ ngược nhưng bản chất chúng lại rất yếu mềm, chúng khát khao tình cảm và sống cũng rất tình cảm.

canh2nusinhdanhnhau-1428037424943.png
Học sinh cá biệt, gây gổ đánh nhau thường khiến cha mẹ, giáo viên 'đau đầu'. Ảnh minh họa: internet.

Những đứa trẻ cá biệt thường có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ ly hôn, bố mẹ không quan tâm… Chính vì vậy, chúng sống “bất cần đời”. Thế nên, giáo viên, người thân cần quan tâm đến các em, khích lệ các em hàng ngày để các em luôn tự tin với điểm mạnh của mình. Quan trọng là giáo viên phải đặt niềm tin vào học trò, có như vậy các em mới tự tin vào bản thân để cố gắng vươn lên.

co-ta-vinh-ha.jpg
Thầy cô cần quan tâm, yêu thương, hiểu tâm lý và công bằng với những đứa trẻ có cá tính mạnh. Ảnh minh họa internet.

Ở lứa tuổi dậy thì, vì không có được “thể diện” như những học sinh khác là học giỏi, hát hay, nên các học sinh cá biệt khẳng định mình bằng sự ngông cuồng, nổi loạn. Vì không được bố mẹ quan tâm nên chúng thường mất phương hướng. Chính vì vậy, với mỗi học trò, cần tìm hiểu từng hoàn cảnh gia đình của các em để có cách gần gũi, để chỉ bảo những điều các em thiếu, để thắp cho các em niềm hy vọng, những điều tốt đẹp về cuộc sống, để các em tránh xa cạm bẫy, lấy việc học là nền tảng, bước đi quan trọng của cuộc đời.

Theo cô giáo Vĩnh Hà, không có học sinh hư, chỉ là cách giáo dục của cha mẹ, thầy cô giáo chưa phù hợp với tính cách, tâm lý của các em. Chỉ cần cha mẹ, giáo viên quan tâm, yêu thương, hiểu tâm lý và công bằng với những đứa trẻ có cá tính mạnh thì sẽ thấy các em thực ra cũng rất dễ gần và vô cùng đáng yêu.

Theo Phụ nữ Việt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.