Con trả treo không phải là hỗn hào, bố mẹ đừng bực tức mà trừng phạt

Hỗn hào là một thái độ, hành vi tiêu cực cần phải có hướng giải quyết đúng đắn nhưng trả treo thì không gây hại, bởi nó không gây ra tổn thương, thù hận hay mang tính tấn công như sự hỗn hào.

Hỗn hào là một thái độ, hành vi tiêu cực cần phải có hướng giải quyết đúng đắn nhưng trả treo thì không gây hại, bởi nó không gây ra tổn thương, thù hận hay mang tính tấn công như sự hỗn hào.

>>Cho con cầm điện thoại xem clip , bà mẹ trẻ “choáng váng” khi phát hiện thứ bé đã xem

Là bố mẹ, đôi khi một ngày của bạn sẽ được lấp đầy bởi những lời nói trả treo của con, khi bạn yêu cầu chúng làm việc nhà, khi bạn bảo chúng ngừng xem TV hay khi đặt ra những nguyên tắc mà chúng không thích. Đó là một trong những điều khiến việc làm bố mẹ thêm chông gai hơn.

Thực tế, trả treo đến từ cảm giác bất lực và thất vọng. Con người không thích cảm giác bất lực, và trẻ con cũng vậy. Thế nên nếu đồng ý với yêu cầu của bạn, chúng sẽ cảm thấy bị tước đoạt đi thứ gì đó và thường để điền vào khoảng trống bị tước đi đó, chúng sẽ trả treo với bạn. Nhưng bạn cũng cần phải phân biệt giữa trả treo với sự hỗn hào, bởi lằn ranh giữa hai việc nào khá mong manh. Ví dụ nhé, khi một đứa trẻ dùng những từ ngữ không hay để nói với bạn hay đe dọa bạn, đó là hỗn hào nhưng nếu chúng nói: "Không công bằng. Con không thể hiểu nôi. Mẹ không yêu con", thì đó là trả treo.

Con tra treo 1
Trả treo đến từ cảm giác bất lực và thất vọng(Ảnh: Internet)

Hỗn hào là một thái độ, hành vi tiêu cực cần phải có hướng giải quyết đúng đắn nhưng trả treo thì không gây hại, bởi nó không gây ra tổn thương, thù hận hay mang tính tấn công như sự hỗn hào.

Trả treo có nhiều dạng. Một đứa trẻ không thể giữ im lặng, bạn cho chúng được nói những từ cuối cùng, chúng sẽ nói và sau đó bạn yêu cầu chúng ngừng. Nhưng đứa trẻ vẫn muốn nói để bạn hiểu điều gì đó sau yêu cầu ngừng nói của bạn, và thế là chúng bắt đầu trả treo. Hãy hiểu tâm lí của trẻ thế này: "Nếu con được giải thích, mẹ sẽ hiểu tình huống của con". Nếu bố mẹ không đưa câu trả lời thích đáng cho câu hỏi của trẻ, chúng sẽ cố giải thích, hỏi thêm, như thể bố mẹ không hiểu được vấn đề. Và thường thì những lần cố giải thích này sẽ kết thúc bằng sự tranh cãi, la hét.

Cách tốt nhất để đối phó với một đứa bé trả treo là bạn không nên phản ứng lại lời nói của chúng. Bởi vì sao? Bởi vì lời qua, tiếng lại với trẻ khi chúng bắt đầu trả treo sẽ dẫn đến cuộc tranh luận vô nghĩa không có hồi kết. Đôi khi bố mẹ sẽ cảm thấy con trả treo là một sự thách thức quyền làm bố mẹ của mình, nhưng miễn là trẻ làm đúng như yêu cầu của bạn, việc chúng trả treo cũng không có gì quan trọng. Ví dụ thế này nhé:

- Trẻ: "Con có thể thức đến 10 giờ không mẹ?".
- Mẹ: "Không con, ngày mai con phải dậy sớm cho buổi tập đá bóng".
- Trẻ: "Ai quan tâm? Con chẳng cần ngủ nhiều như thế".

Và bạn không cần phải tiếp tục giảng giải làm gì, kết thúc vấn đề sau câu nói của trẻ là đủ bởi dù nói nhưng chúng vẫn sẽ bỏ vào phòng ngủ với thái độ hậm hực. Hãy hiểu như thế này, một khi bạn đưa ra lời giải thích hợp lý cho nguyên tắc vừa nói, việc của bạn đã hoàn tất. Bạn có thể lặp lại một lần nữa nếu cần, vậy là bạn đã đạt được mục đích. Nhưng nếu bạn cố thuyết phục trẻ rằng bạn đúng, chúng sẽ tiếp tục thách thức bạn bằng việc trả treo, khi đó bạn sẽ nhận được thất vọng lớn hơn. Là một người bố, mẹ, bạn không cần phải bắt buộc con chấp nhận tính hợp lý trong quyết định của bạn. Cái bạn cần là trẻ làm theo quyết định bạn đưa ra. Thử nghĩ theo cách này, nếu cảnh sát giữ bạn lại vì chạy quá tốc độ, anh ta sẽ không quan tâm suy nghĩ "50km/giờ là quá chậm" của bạn. Những gì anh cảnh sát nói chỉ là quy định của pháp luật và việc của bạn là nghe theo. Nếu không, bạn sẽ bị phạt, nếu phản ứng tiêu cực, bạn sẽ bị bắt. Hãy cố nghĩ mình như một anh cảnh sát, đặt ra quy tắc ở vị trí một người bố, mẹ và cần trẻ phải làm theo hoặc tự trả giá sau đó vì không nghe theo.

Con tra treo 1
Nếu bạn cố thuyết phục trẻ rằng bạn đúng, chúng sẽ tiếp tục thách thức bạn bằng việc trả treo, khi đó bạn sẽ nhận được thất vọng lớn hơn. (Ảnh: Internet)

Để chấm dứt sự trả treo của con, bạn có thể làm theo những lời khuyên sau. Đầu tiên, khi cuộc tranh luận vẫn còn theo chiều hướng tốt, bạn cùng con ngồi xuống và thảo luận những quy định cơ bản. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi bạn đưa ra quy định và cùng trẻ thực hiện, hoặc ít nhất là thể hiện sự quan tâm với trẻ, đừng bỏ chúng làm một mình. Nguyên tắc đầu tiên của bạn là: "Mẹ giải thích với con một lần, sẽ không nói lại lần nữa đâu. Nếu con cố gắng tranh luận, mẹ sẽ bỏ đi chỗ khác. Con có thể làm theo lời mẹ, hoặc không rồi tự chịu hậu quả sau đó". Đó là bạn đã giới hạn và không cung cấp tiền đề cho sự trả treo.

Một cách khác là bạn đặt ra thời gian trẻ có thể tranh luận về quy định bạn đã đặt ra. "Từ 7 đến 7 giờ 10 phút tối, con có thể tranh luận với mẹ về quy định của mẹ. Con hãy suy nghĩ kĩ, nếu cần thì viết xuống. Nhưng vào lúc 7 giờ 15 phút, cuộc thảo luận sẽ chấm dứt. Nếu con vẫn cố không nghe, con sẽ tự chịu hậu quả khi làm theo ý mình". Bằng cách này, bạn đã cho trẻ một lối thoát để thể hiện sự bất bình, và là cách để không xảy ra tranh cãi liên tục.

Là một người mẹ, bạn hãy nhớ rằng trẻ dùng sự trả treo để đạt được ý muốn nhưng bạn phải chấp nhận thực tế rằng chúng sẽ không hài lòng với quyết định của bạn. Công việc của bạn là đặt ra quy định và yêu cầu con làm theo vì đó là tốt cho sự an toàn và phát triển của trẻ. Dù thích hay không, chúng vẫn phải làm theo. Mẹ cứ nghĩ rằng, với trẻ sẽ chỉ có hai loại ngày: một ngày tốt và một ngày mọi thứ không theo ý chúng. Chỉ vậy thôi mẹ nhé.

Theo Trí Thức Trẻ


phạt con

Cách dạy con

Dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.