Để trẻ thành đạt mà không cần học quá giỏi, cha mẹ hãy làm những việc sau

Ai cũng mong muốn con cái học giỏi nhưng đó không phải yếu tố duy nhất quyết định sự thành đạt của trẻ trong tương lai.

Ai cũng mong muốn con cái học giỏi nhưng đó không phải yếu tố duy nhất quyết định sự thành đạt của trẻ trong tương lai.
Học tập vốn được các cha mẹ xem là điều quan trọng, quyết định tương lai của một đứa trẻ. Thế nhưng đối với trẻ em thì có một thứ khác còn quan trọng hơn cả việc học, thứ mà đứa trẻ nào cũng khao khát có được – đó là tình yêu thương của cha mẹ. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Nếu không ép trẻ học tập căng thẳng mà vẫn mong mỏi con lớn lên thành đạt thì các bố mẹ phải làm gì?

Dưới đây là một số lời khuyên tuyệt vời dành cho cha mẹ: Muốn con lớn khôn và phát triển tự tin, độc lập, xin hãy bắt đầu bằng tình yêu thương.

1. 2 - 4 giờ tự do mỗi ngày

Cha mẹ thì luôn lo lắng và đầy tham vọng, nên thường tìm cách đẩy trẻ đến các buổi học ngoại khóa, các câu lạc bộ thể thao, các lớp học kỹ năng… để lấp đầy những khoảng thời gian trống trong ngày của con. Điều này dẫn đến trẻ không có thời gian nghỉ ngơi, dễ bị căng thẳng và không thích đi học.
 
Áp lực học
Việc bắt ép trẻ tham gia nhiều lớp học, không có thời gian nghỉ ngơi chỉ khiến cho trẻ chán học và ghét đi học.

Đối với trẻ em, việc có một khoảng thời gian tự do, từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày, là điều cực kỳ quan trọng. Nó được xem như là thời gian thư giãn để trẻ tái tạo năng lượng. Trong khoảng thời gian này trẻ được làm những điều mình thích mà không có sự can thiệp, chỉ đạo từ cha mẹ. Người lớn cũng cần được nghỉ ngơi, huống chi là trẻ con, nên cha mẹ hãy hiểu, đồng thời tạo điều kiện để trẻ có được khoảng thời gian riêng của mình.

2. Luôn luôn đứng về phía trẻ

Khi có chuyện gì đó xảy ra ở trường, cha mẹ cần phải nói chuyện với giáo viên của con thì hãy luôn luôn đứng về phía trẻ. Đừng sợ con mình bị đì, đừng sợ con mình bị điểm kém, mà thay vào đó, cha mẹ hãy lo lắng đến việc con ghét thầy cô và không thích học. Đây mới chính là vấn đề lớn, nên cha mẹ hãy cố gắng tránh nó bằng mọi cách.

3. Quan tâm đến cảm xúc của trẻ 

Trong thực tế, có rất nhiều phụ huynh dành quá nhiều sự quan tâm vào điểm số, sự tiến bộ của con mình ở lớp học. Chẳng có gì lạ khi trong các buổi họp phụ huynh, câu hỏi thường được các cha mẹ đặt ra nhiều nhất với giáo viên là “Con tôi ở trên lớp học như thế nào?”, “Bé học có giỏi không? Có ngoan không cô?”, “Bé nhà tôi đứng thứ mấy trong lớp?”. Còn các câu hỏi về cảm xúc của trẻ như “thái độ của bé trong lớp học như thế nào?” hay “Có vẻ như con tôi đang lo lắng điều gì đó thì phải?” thường hay bị bỏ quên.

Cha mẹ hãy quan tâm đến thái độ, cảm xúc của trẻ trong lớp học, để kịp thời khuyến khích hoặc giúp đỡ mỗi khi trẻ gặp vấn đề khó khăn, khiến trẻ có niềm đam mê với học tập.

Thay vì ám ảnh bởi thành tích học tập của trẻ, hãy quan tâm đến cảm xúc của trẻ hơn là những điểm số trẻ nhận được ở trường.

4. Không tăng sức ép học hành cho trẻ

Khi trẻ đang cố đấu tranh để không phải làm bài tập về nhà, các bậc phụ huynh đừng vội quy chụp trẻ vào tội lười biếng. Ngoài ra, các bố mẹ cũng không nên bằng mọi giá bắt ép trẻ phải hoàn thành tất cả các bài tập về nhà vì điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như khiến trẻ bị tăng áp lực lên não, tăng huyết áp, rối loạn tâm lý, hoặc ADHD (rối loạn tăng động khiến trẻ không thể tập trung chú ý).

Có thể nguyên nhân của việc không muốn làm bài tập về nhà là do trẻ thiếu động lực và không tìm được sự vui thích nào trong quá trình làm bài, hoặc đơn giản là trẻ chưa hiểu bài. Vì vậy, cha mẹ hãy khơi nguồn cảm hứng, động viên tinh thần và cùng trẻ tìm hướng giải quyết cho những vấn đề mà trẻ đang gặp khó khăn. Một điều lưu ý nữa là cha mẹ tuyệt đối không thỏa hiệp việc làm bài tập thay trẻ.

5. Xếp điểm số, thành tích xuống hàng thứ yếu

Luôn luôn nhớ rằng tình cảm gia đình mới là điều quan trọng nhất, còn điểm số và thành tích học tập chỉ đứng phía sau trong danh sách ưu tiên. Yêu thương con mỗi ngày một nhiều hơn thay vì ngày nào cũng hỏi "Hôm nay con được mấy điểm?".

Khuyến khích con
Nụ cười của con đáng giá hơn mọi thứ trên đời.

6. Càng những lúc giai đoạn trẻ học tập khó khăn càng cần sự động viên của gia đình

Thông thường, khi trẻ bước vào những năm học cuối cấp thì cũng là lúc cả gia đình phải sống trong căng thẳng và hồi hộp. Các bài kiểm tra, các kỳ thi đầy áp lực diễn ra liên tục. Bên cạnh đó, trẻ còn phải chạy đua để học thêm, đến những lò luyện thi, nhằm mang lại kết quả thi cao nhất, làm rạng danh gia đình, dòng họ. Thế nhưng nếu trẻ không làm tốt điều đó thì sao? Gia đình xào xáo, lục đục, cha mẹ đổ lỗi, dằn vặt nhau. Đây đúng là một cơn ác mộng đối với trẻ em. Cách tốt nhất mà cha mẹ nên làm trong giai đoạn này là tập trung vào tình yêu thương, tích cực động viên, khích lệ con cái vượt qua các "chướng ngại vật". Có như thế trẻ mới dễ dàng chiến thắng mọi thử thách.

Dẫu biết rằng việc học là việc quan trọng nhưng không có nghĩa nó là việc quan trọng nhất. Đánh đổi tình cảm gia đình, tình yêu thương, sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái để lấy những điểm 10, những đánh giá loại A, để con vào được trường đại học danh tiếng thì có đáng không? Ai cũng muốn mình là cha mẹ tốt, ai cũng muốn con mình thành tài, nhưng đối với trẻ nhỏ thì tình yêu thương của cha mẹ là điều quan trọng hơn tất cả.

Nguồn: Brightside

 Theo Trí Thức Trẻ

không cần học quá giỏi

Để trẻ thành đạt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.