Đừng nói "Đưa mẹ làm cho", đây mới là câu nói giúp con sớm trưởng thành

Đôi khi trẻ em rất bướng bỉnh và không chịu nghe lời bố mẹ. Những lúc này bố mẹ cần biết cách tìm tiếng nói chung với bé để giúp bé hiểu mọi việc.

Đôi khi trẻ em rất bướng bỉnh và không chịu nghe lời bố mẹ. Những lúc này bố mẹ cần biết cách tìm tiếng nói chung với bé để giúp bé hiểu mọi việc.

Mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái có thể xảy ra trong bất kỳ gia đình nào. Các nhà tâm lý học nói rằng nguyên nhân phổ biến nhất cho các xung đột này là do bố mẹ vi phạm quyền tự do của trẻ. Trẻ em thường hay chủ động chống lại sự hướng dẫn của bố mẹ. Sự khẳng định độc lập này có thể bắt đầu từ 3, 7 và 9 tuổi theo các hình thức khác nhau. Vậy làm thế nào để các bậc phụ huynh tìm thấy tiếng nói chung với con cái?

Mới đây, trang Bright Side đã đưa ra 9 cách giúp bố mẹ tiếp cận con cái đúng cách hơn.

1. Sử dụng khiếu hài hước

dung noi "dua me lam cho", day moi la cau noi giup con som truong thanh - 1

Bố mẹ chính là những người sẽ dạy bé sự hài hước để đối đầu với những tình huống khó khăn. Các câu chuyện cười, đồ vật biết nói, các bộ phim hoạt hình đáng yêu…sẽ tạo ra không khí vui vẻ trong gia đình. Bố mẹ hãy dạy bé cách chơi đùa với trí tưởng tượng của mình. Ngoài ra, nhiều vấn đề được giải quyết nhưng hơn không phải bằng các quy tắc mà bằng cách khéo léo sử dụng sự hài hước.

Tuy nhiên, bố mẹ nhớ nói đùa nhẹ nhàng vì trẻ em phản ứng rất mạnh với những lời châm chọc và chế nhạo.

2. Thảo luận các tình huống với con

dung noi "dua me lam cho", day moi la cau noi giup con som truong thanh - 2

Bố mẹ có thể thảo luận với bé về các tình huống giả thuyết hoặc nói chuyện về phim ảnh, sách để giúp bé tự khám phá các khái niệm. Chìa khóa thành công là cho bé môi trường yên tĩnh và nói về vấn đề bé muốn.

Một điểm quan trọng là khi thảo luận các tình huống tưởng tượng, mẹ cần với trả lời bé thành thật khi bé đặt những câu hỏi như “Mẹ có quen thuộc với tình huống này không?”.  Nếu câu chuyện gần gũi với bé, bé sẽ có thể tự trả lời và suy nghĩ mà không cần sự hướng dẫn của mẹ. Vì vậy mẹ nên kể câu chuyện phù hợp để bé cảm thấy hứng thú tìm hiểu hơn.

3. Thấu hiểu con

dung noi "dua me lam cho", day moi la cau noi giup con som truong thanh - 3

Khi bé nói về các vấn đề của mình, bố mẹ thường cảm thấy tiếc cho bé và muốn dạy bé điều đúng đắn ngay lập tức. Những câu nói như “Mẹ đã nói mà” bật ra một cách vô thức. Tuy nhiên sự lo lắng, và việc đưa ra lời khuyên, phán xét chỉ đẩy bé ra xa khỏi bố mẹ. Điều bố mẹ nên làm là thấu hiểu cảm xúc của bé. Hãy giúp bé hiểu rằng cảm nhận các cảm xúc trong bé là rất quan trọng. Bố mẹ chỉ thảo luận câu chuyện với bé khi bé cảm thấy sẵn sàng để nói về việc đó.

4. Hỏi sự giúp đỡ

dung noi "dua me lam cho", day moi la cau noi giup con som truong thanh - 4

Khi bé được hỏi ý kiến, bé sẽ cảm thấy ý kiến của mình được để ý. Vì vậy đề nghị bé giúp đỡ đặc biệt là trẻ nhỏ là một cách hiệu quả để giải quyết mọi chuyện. Ở độ tuổi này, bé rất thích cảm thấy mình quan trọng và được đóng góp trách nhiệm.

Mẹ hãy hỏi bé đúng câu hỏi và giúp bé ra quyết định. Điều đó sẽ giúp bé cảm thấy mình như người lớn.

5. Đừng làm hộ con mọi thứ

dung noi "dua me lam cho", day moi la cau noi giup con som truong thanh - 5

Bố mẹ thường không kiên nhẫn khi con cái tự làm những việc trong khả năng mà mắc lỗi. Thông thường các bậc phụ huynh muốn làm hộ bé mọi việc để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, bố mẹ nên để bé tự làm và không giúp đỡ khi không cần thiết. Khi tự làm mọi việc, bé sẽ tự tin hơn. Làm thay bé sẽ khiến bé không thể trưởng thành được.

6. Phá bỏ luật lệ

dung noi "dua me lam cho", day moi la cau noi giup con som truong thanh - 6

Khi bố mẹ chơi với con cái thường có xu hướng bắt bé tuân theo các luật trong trò chơi một cách cứng nhắc. Bố mẹ nghĩ rằng tập chung cho bé tuân theo luật lệ là cách giáo dục tốt bởi vì cuộc sống của người trường thành có rất nhiều nguyên tắc. Tuy nhiên điều đó sẽ hạn chế sự sáng tạo và trí tưởng tượng của bé. Khi bé biết suy nghĩ  sáng tạo thì bé sẽ dễ thành công hơn sau này. Vì vậy bố mẹ hãy để bé chơi theo luật riêng của bé. Trò chơi sẽ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn bình thường.

7. Không ép buộc con theo ý mình

dung noi "dua me lam cho", day moi la cau noi giup con som truong thanh - 7

Một sai lầm phổ biến bố mẹ hay mắc phải là không tôn trọng việc bé đang làm. Mẹ có thể bắt bé đi làm việc khác khi bé đang chơi Lego vì nghĩ trò chơi không quan trọng. Mẹ cũng bắt bé nói chuyện với bà nội khi bé đang nói chuyện với bạn bè. Điều này là không nên. Bố mẹ không nên đặt mong muốn của mình lên trên ý muốn của bé. Hãy thử nghĩ xem nếu bé là người lớn thì bố mẹ sẽ làm gì trong những trường hợp như vậy. Tôn trọng không gian riêng của bé là một điều cần thiết để gần gũi với bé hơn.

8. Cho con lựa chọn

dung noi "dua me lam cho", day moi la cau noi giup con som truong thanh - 8

Làm bài tập về nhà hay dọn dẹp nhà cửa là cần thiết. Tuy nhiên mẹ không nên nói với bé bằng giọng cáu gắt, ép buộc. Thay vào đó hãy cho bé sự lựa chọn phù hợp. Điều này sẽ giúp bé học được cách ra quyết định mà bố mẹ vẫn giám sát được bé.

9. Khen ngợi con

dung noi "dua me lam cho", day moi la cau noi giup con som truong thanh - 9

Không ai thích những lời chỉ trích cả. Nếu bố mẹ chỉ mắng bé thì bé sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn hoàn thành công việc. Thay vào đó nhẹ nhàng chỉ bảo và khen ngợi bé là cách tốt nhất để tìm thấy tiếng nói chung.

Theo Lê Ánh (Dịch từ Brightside) (Khám phá)

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.