Giúp trẻ nhút nhát trở nên bạo dạn

Từ cậu bé dỗ 15 phút không dám bước vào nhà người khác, chỉ sau một thời gian, bé đã “lột xác”, trở nên bạo dạn đến bất ngờ.

Từ cậu bé dỗ 15 phút không dám bước vào nhà người khác, chỉ sau một thời gian, bé đã “lột xác”, trở nên bạo dạn đến bất ngờ.
khi-be-nhut-nhat-2.jpg
Con nhút nhát đến mức phải dỗ dành con ngoài cửa 15 phút con mới dám vào nhà người khác. Ảnh minh họa internet.

Chị Nguyễn Hoàng Oanh (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, trước đây con trai 5 tuổi của chị vô cùng nhút nhát. Trước đám đông, con “rúm ró”, sợ sệt, chỉ biết bám chặt hoặc nấp sau bố mẹ. Đến nhà người quen, bố mẹ phải mất 10-15 phút dỗ dành ngoài cửa, con mới dám bước vào nhà. Chị thực sự lo lắng và đã rất kiên nhẫn tìm cách giúp con thay đổi.

Chị Hoàng Oanh thường xuyên trò chuyện với con để giúp con phát triển ngôn ngữ, tự tin hơn trong giao tiếp. Chị cũng thường xuyên động viên, nói với con những câu tích cực để khiến con thêm tự tin như: "Con là cậu bé rất đáng yêu!", "Mọi người rất thích nghe con kể chuyện!"…

Chị còn thường xuyên cho con tham gia các hoạt động tập thể. Tuần nào, chị cũng đưa con ra công viên để con chơi với các bạn cùng lứa. Ở đâu có sự kiện dành cho trẻ em, chị cũng đưa con đến. Chị cũng luôn tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao… ở lớp, ở câu lạc bộ. 

tre-chi-cv.jpg
Được rèn luyện nhiều ở đám đông, con sẽ mạnh dạn, tự tin hơn. Ảnh minh họa internet.

Hàng ngày, chị Hoàng Oanh thường khuyến khích con đặt ra các hoạt động và nhắc nhở con thực hiện kế hoạch đã đặt ra. Nhiều cha mẹ chỉ để ý đến những khuyết điểm, việc làm chưa tốt của con để khiển trách mà coi những điều tốt, thành tích con đạt được là điều đương nhiên. Rút kinh nghiệm, chị Hoàng Oanh thường xuyên tán thưởng con bằng những lời khen tặng.

Buổi tối, chị thường tổ chức rất nhiều trò chơi và mời trẻ hàng xóm sang chơi cùng. Khi thì xếp hình, lúc chị lại cầu kỳ cắt bìa cát tông làm ngôi nhà… khiến những đứa trẻ vô cùng thích thú. Có bạn chơi cùng khiến con trai dạn dĩ hơn nhiều.

Đưa con đến nhà bạn bè, dù con rụt rè, chị Hoàng Oanh cũng không bao giờ nói trước mặt người khác rằng con nhút nhát… Bởi, những điều này khiến con cảm thấy mất tự tin hơn. Lúc đó, chị thường nắm tay, xoa đầu để con quên đi cảm giác hồi hộp, lo lắng.  

Chị cũng hay chơi trò đóng kịch với con. Được phân những vai tích cực, mạnh mẽ cũng góp phần kích thích trí tưởng tượng, rèn luyện khả năng tự tin của con. "Cha mẹ hãy luôn để con được thoải mái, được nói ra những điều con muốn và không nên ép buộc con theo những khuôn mẫu của người lớn", chị Hoàng Oanh chia sẻ.

Theo Phụ nữ Việt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.