Hãy để con bừa bộn và "vô tổ chức" đi, bởi đây chính là điều đáng đánh đổi

Bừa bộn một chút, lộn xộn một chút không những có thể chấp nhận được mà đó còn là điều kiện cần thiết cho sự sáng tạo.

Bừa bộn một chút, lộn xộn một chút không những có thể chấp nhận được mà đó còn là điều kiện cần thiết cho sự sáng tạo.

Mọi gia đình đều có thời điểm rơi vào tình cảnh nhà cửa ngập ngụa, bừa bộn: bát đĩa trong bồn rửa, đồ chơi, quần áo vương vãi khắp nơi… trong khi một vị khách quan trọng đang gõ cửa. Ôi, giá mà bạn đã dọn dẹp. Giá mà quần áo trong máy và đồ chơi trên giá. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn luôn ăn tối lúc 6 giờ, tắm giặt lúc 7 giờ và lên giường đi ngủ lúc 8 giờ?

Trong cuốn sách “Messy: The Power of Disorder to Transform Our Lives”, nhà báo Tim Harford đưa ra quan điểm, bừa bộn một chút, lộn xộn một chút không những có thể chấp nhận được mà đó còn là điều kiện cần thiết cho sự sáng tạo. Anh cũng đưa ra một vài gợi ý thú vị dành cho các bậc cha mẹ khi phải đối mặt với sự bừa bộn, lộn xộn do trẻ nhỏ gây ra.

1. Nỗ lực dọn dẹp, lau chùi luôn là nguồn cơn của mọi căng thẳng

Không ai nói rằng những mảnh lego nên được để bừa ra khắp sàn nhà, bởi vì đó là những miếng nhựa nhỏ xíu nhưng có khả năng gây đau cao độ nếu bạn vô tình giẫm phải. Nhưng hãy cẩn thận khi lựa chọn phương án đối đầu của bạn. Đặc biệt, khi bạn đang có mặt trong không gian của trẻ.

Harford viết: “Chúng ta có xu hướng rất thực là cố gắng kiểm soát sự bừa bộn của người khác và khiến họ trở nên gọn gàng hơn. Đó là một vấn đề vô cùng thường gặp tại công sở khi bạn có trách nhiệm phải lau dọn bàn làm việc của mình. Trong khi việc này thực sự chẳng có lý chút nào. Nó khiến nhân viên cảm thấy bực bội, khó chịu. Và đó cũng là điều tương tự áp dụng cho tình huống tại gia đình bạn”.

Bừa bộn


Dọn dẹp phòng ngủ từng là điểm đối dầu căng thẳng giữa Harford và các con. Và thế là anh quyết định mặc kệ. Bọn trẻ vẫn phải chịu trách nhiệm cho những công việc nhà chung, như lau dọn bàn ăn. Lý do là đồ ăn dành cho cả nhà không thuộc phạm trù bừa bộn cá nhân. Nhưng với phòng riêng của lũ trẻ, Harford vui mừng cho biết, các con mình hoàn toàn không trở thành mấy tên nhóc nhếch nhác, bẩn thỉu khi ra đường.

“Bọn trẻ vẫn làm tốt việc giữ vệ sinh cá nhân nhưng giờ thì chúng tôi không còn cãi lộn về tình trạng bừa bộn nữa. Hoá ra, nỗ lực dọn dẹp ngăn nắp đống bừa bộn của tôi lại chính là nguồn cơn mọi căng thẳng giữa tôi và các con”.

2. Những ý tưởng "điên rồ" chính là sáng tạo

Đừng làm hộ việc của con, nhưng cũng đừng tùy tiện bác bỏ những ý tưởng điên rồ, kỳ quặc của trẻ. Harford viết: “Trẻ làm phiền bạn mọi lúc mọi nơi với đủ mọi loại gợi ý không tưởng. Thật dễ dàng để rơi vào cái bẫy: dựng nên một bức tường phủ nhận sạch trơn dành cho trẻ”. Thay vào đó, hãy lắng nghe con và giúp trẻ sắp xếp, định hình dòng suy nghĩ của mình.

Bừa bộn


Harford nhớ lại một buổi sáng vô cùng căng thẳng đối với anh. Khi đó, vợ anh có việc đột xuất phải ra ngoài. Con gái lớn đột ngột đề nghị một sự thay đổi trong lịch trình thường ngày. “Thời điểm đó, con gái lớn của tôi khoảng 11 tuổi. Con bé bỗng hỏi: ‘Con có thể đi bộ tới trường không?’. Theo bản năng, tôi lập tức nghĩ: ‘Mình không thể chịu nổi một sự thay đổi nào nữa trong lịch trình’. Và rồi tôi cố gắng kiềm chế. ‘Tại sao con lại không thể đi bộ tới trường? Con bé biết đường và vừa mới nói điều con muốn làm cho mình biết. Thực sự thì việc đó khiến mình thấy dễ thở hơn”.

Thay vì khăng khăng tuân theo lịch trình định sẵn, Harford đã chấp nhận đề nghị của con gái và quả thực đã được hưởng lợi từ sự ứng biến này.

3. Mọi thứ theo kế hoạch đều dễ nhàm chán

Harford chia sẻ: “Tôi nghĩ, cảm giác thực sự khó cưỡng nổi là mong muốn lên lịch quá chi tiết cho bọn trẻ. Và, tôi nghĩ, cảm giác khó cưỡng không kém là để bọn trẻ tự lên lịch quá chi tiết cho chính mình. Nhà báo trích dẫn một nghiên cứu, trong đó, học sinh cấp 3 và sinh viên đại học được khuyến khích lên lịch hoạt động cho mỗi giờ trong suốt 1 ngày. Kết quả, tất cả các em đều nhanh chóng trở nên chán nản, thiếu động lực làm việc.

Những thứ nằm ngoài khả năng kiểm soát của trẻ sẽ phá hỏng lịch trình và khiến trẻ cảm thấy mình hoàn toàn thất bại. Do đó, dù lịch trình một đứa trẻ không hoạt động theo lịch sẵn có, có thể vòng vèo hơn, nhưng ít ra, chúng vẫn sẽ tiếp tục mà không dừng lại vì chán nản.

Bừa bộn

4. Hãy để giờ chơi được là giờ chơi đúng nghĩa

Nếu trẻ muốn chơi bóng đá, bạn có thể đăng ký cho trẻ tham gia câu lạc bộ bóng đá địa phương, mua cho trẻ bộ đồng phục, tình nguyện hướng dẫn trẻ và bắt đầu rèn thể lực bằng cách chạy cùng trẻ mỗi buổi sáng. Hoặc, bạn cũng có thể chỉ là đưa cho trẻ một quả bóng và để trẻ bắt đầu đá bóng.

“Tôi khuyến khích các cha mẹ cố gắng để trẻ tự chơi hoặc chơi với bạn bè theo cách tự do, thoải mái nhất có thể. Ít dựa vào các quy tắc và những hoạt động có tổ chức quy củ”, Harford viết. “Hãy cứ để trẻ tham gia các trò chơi, phạm lỗi và rồi tự thấy nhàm chán”. Khi chỉ có một đám trẻ trên sân chơi, chúng phải học cách hợp tác, thương lượng để đưa ra các quy tắc của chính mình hay cách xử lý khi ai đó bỗng dưng nổi đoá và mang đi quả bóng duy nhất về nhà.

Việc này có thể không giúp bạn nuôi dưỡng được một tài năng bóng đá xuất chúng, nhưng lại giúp con bạn rèn giũa được những kỹ năng mà không phải lớp học nào, bài thuyết giáo nào cũng làm được. 

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.