Làm thế nào để trẻ hứng thú với việc đọc sách từ nhỏ?

Học đọc sớm và nhận thức việc đọc ngày càng nở rộ và được các bậc cha mẹ quan tâm. Tuy nhiên, nó cũng gây không ít áp lực cho trẻ đồng thời khiến nhiều phụ huynh cảm thấy bất lực khi trẻ từ chối hợp tác.

Tôi muốn viết bài về việc tạo hứng thú đọc sách cho trẻ vì nhiều người thường nhờ tôi hướng dẫn hay viết bài về đọc sách. Bài viết này là những kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng với cậu con trai của tôi từ khi cháu bắt đầu học mẫu giáo. Đến giờ, khi được 8 tuổi, cháu đã có thói quen đọc tốt và rất đam mê đọc sách.

Phong trào học đọc sớm và nhận thức việc đọc ngày càng nở rộ và được các bậc cha mẹ quan tâm. Tuy nhiên, nó cũng gây không ít áp lực cho trẻ em đồng thời khiến nhiều phụ huynh cảm thấy bất lực khi con trẻ từ chối hợp tác.


Không phải đứa trẻ nào sinh ra là đã thích đọc sách

Người lớn luôn cho là cuộc sống con người không thể thiếu hoạt động đọc sách nhưng với tư duy còn non nớt, trẻ không thể hiểu được việc đó có cần hay không. Đối với chúng, chỉ có cảm nhận vui hay không mà thôi. Vì vậy, việc của người lớn là đừng nên ép trẻ đọc sách mà hãy biến việc học thành những hoạt động vui vẻ.

Tuy nhiên, dạy trẻ đọc thế nào cho đúng cần phải có cơ sở khoa học và một chút mẹo để thu hút trẻ đọc sách.

Theo lẽ thường, mỗi khi cha mẹ nhìn thấy con cái ai đó có một khả năng tốt chẳng hạn như đọc sách, làm toán ,... thì nhiệt huyết của cha mẹ lại lên cao và mong con mình cũng chóng được như vậy nên thường tạo áp lực tâm lí cho con. Họ khó hình dung được những đứa trẻ xuất chúng, giỏi giang kia đã luyện tập thế nào? Ban đầu, đứa trẻ có bị áp lực lớn để sở hữu khả năng còn sơ khai đó không? Biện pháp “cứng” để có được khả năng mà bố mẹ mong muốn có thực sự tốt về lâu dài không?... Và còn vô vàn câu hỏi khác cũng cần phải lưu tâm.

Đa phần các bậc cha mẹ đều hiểu rằng biết đọc sớm là con cầm quyển sách đọc vanh vách, làu làu. Vì thế, hệ quả là trẻ bị đi học chữ sớm không cần thiết. Chúng ta có bao giờ tự hỏi, điều cần nhất trong độ tuổi nhỏ này cần cái gì chưa? Hãy cùng nhau xem xét các câu hỏi sau đây để chọn lựa:

1. Con có thể chất cao lớn hay nhỏ bé?

2. Con năng động ngoài trời hay ủ rũ, mệt mỏi vì quá nhiều chữ phải thuộc?

3.  Con thích sống trong cảm giác khám phá, tìm hiểu hay bị trói buộc trong những kí tự vô hồn?

4. Con yêu ba mẹ hay xem ba mẹ như phù thủy bắt ép trẻ con ăn "chữ độc"?

5. Con thích đi học hay xem đi học là sự sợ hãi phải đọc chữ?


Với trẻ, chỉ có hoạt động vui hay là không chứ không có việc cần đọc sách hay không?

Nhận thức của thế giới hiện nay về biết đọc sách sớm rất khác chúng ta. Họ đọc sách với con cái, biến đọc sách thành các hoạt động thu hút trẻ thông qua cách thức như diễn những vở kịch ngắn đơn giản hay thay đổi không gian đọc sách như đọc trong hang, đọc trong lều, đọc dưới gốc cây, bên bờ suối,… Tùy theo từng thể loại và nội dung của sách mà họ chọn lựa bối cảnh, không gian giúp bé hình dungkhám phá mở rộng trí tưởng tượng vượt ra khỏi những câu chữ trong sách.

Họ dùng rất nhiều cách để giúp đứa trẻ yêu sách. Đó mới là mục tiêu quan trọng. Một quả ngọt sinh ra từ tình yêu đọc sách là bé sẽ nhận được mặt chữ và có thể đọc dễ dàng.. Cũng nên lưu ý với hình thức flashcard (thẻ nhớ) vì cách thức này chỉ dành cho độ tuổi dưới 2 tuổi. Khi bé trên 2 tuổi nhu cầu và cách thức tiếp nhận thông tin bắt đầu thay đổi. Nếu ta làm sai sẽ để lại "chấn thương tâm lí" rất khó thay đổi.

Kinh nghiệm dạy trẻ đọc sách của tôi như sau:

1. Dạy con đọc sách là giúp con đam mê khám phá thông tin trong sách.

2. Con có thể mở mang cuộc sống thông qua nhiều loại sách hợp với lứa tuổi.

3. Giúp con nắm bắt những đối tượng cụ thể hoặc những khái niệm trừu tượng không thấy được hay hướng dẫn cho trẻ cảm nhận, hiểu biết thông qua việc mô tả.

4. Giúp bé tăng vốn từ trong cuộc sống và hình thành các câu chuẩn mực chứa đựng 60-70% vốn từ bé đã biết.

5. Chọn những sách được viết dành cho trẻ em bao gồm hình thức bắt mắt, khổ chữ lớn, hình ảnh miêu tả nhân vật, hành động, số lượng từ theo khả năng của bé. Nếu số từ mới quá nhiều thì nên chọn cấp độ thấp hơn cho bé hiểu.

Đặc biệt, mỗi giai đoạn phát triển đọc sách là khác nhau, không nên đòi hỏi bé phải có được khả năng trước giai đoạn đó. Khi bé yêu, bé thích rèn luyện đọc cùng cha mẹ thì khả năng đó sẽ hình thành một cách tự nhiên.


Hòa mình giữa thiên nhiên sẽ đem lại nhiều điều thú vị và bồi dưỡng niềm đam mê đọc sách cho trẻ.

Hôm đi sở thú, tôi có được nghe tâm sự của một ông bố về việc bất lực với đứa con khi con anh ta không chịu đọc sách. Mỗi đứa trẻ là một tính cách khác nhau. Cha mẹ nên vui vẻ đón nhận điều đó bằng tình yêu của mình.

Có rất nhiều nghiên cứu giáo dục mới giúp trẻ con học hiệu quả hơn. Quan trọng là bố mẹ cần tìm tòi, học hỏi và thực hành cho đúng. Ở lứa tuổi mẫu giáo cần giúp bé yêu thích đọc sách thông qua việc quan tâm đến tâm lí của trẻ một cách nhẹ nhàng. Chúng ta cần giúp con cái hình thành ý thức, thói quen, kích thích trí tò mò, yêu thích khám phá để trẻ tự trang bị kiến thức cho mình.

Nếu cha mẹ quá sốt sắng “bơm” một lượng kiến thức quá lớn không cần thiết thì cái giá phải trả về mặt tâm lí khó có thể lường hết được. Học hành là con đường dài và nên để tự bé trang bị. Cha mẹ chỉ nên khuyến khích chứ không nên thúc ép, nóng vội. Con cái vẫn giữ tâm hồn, cá tính riêng luôn là điều tốt. Không nên nghĩ con mình phải già đời hay phải siêu nhân hơn con nhà khác. Đừng nhìn hào quang nhà người khác, đừng tin hết những gì trên người ta nói. Một nửa của sự thật chắc chắn không phải là sự thật. Nếu bố mẹ làm tốt thì con cái của bạn sẽ vừa là thiên thần đáng yêu mà vẫn có thể là đứa trẻ giỏi giang.

Quốc Vương/VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.