Mách cha mẹ cách giao tiếp với trẻ giúp con biết nói sớm, phát âm chuẩn

Theo chuyên gia Anh Nguyễn, thời gian giao tiếp tích cực là không phụ thuộc bao lâu bạn giao tiếp với bé mà là bao nhiêu thời gian bạn làm bé vui, ngạc nhiên, phản ứng...

Theo chuyên gia Anh Nguyễn, thời gian giao tiếp tích cực là không phụ thuộc bao lâu bạn giao tiếp với bé mà là bao nhiêu thời gian bạn làm bé vui, ngạc nhiên, phản ứng...


Xem video: Thổi không khí - hoạt động thúc đẩy khả năng nói của trẻ 

Trẻ nhỏ bắt đầu tập nói sau 1 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế nếu trẻ không được kích thích tập nói bởi bố mẹ hoặc những người xung quanh rất dễ bị chậm nói.

Quy trình học nói gồm nhiều bước, bắt đầu với âm (nguyên âm – phụ âm), đến ghép kết hợp hiểu (ngôn ngữ và mệnh lệnh). Tương tác là cách tốt để phát triển ngôn ngữ cũng như học cách giao tiếp.

mach cha me cach giao tiep voi tre giup con biet noi som, phat am chuan - 1

Tương tác là cách tốt để phát triển ngôn ngữ cũng như học cách giao tiếp cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Thời gian giao tiếp tích cực

Thời gian giao tiếp tích cực là không phụ thuộc bao lâu bạn giao tiếp với bé mà là bao nhiêu thời gian bạn làm bé vui, ngạc nhiên, phản ứng, tham gia hoặc hiểu những gì bạn đang giao tiếp. Ví dụ: Bạn dành 10 phút chỉ đọc sách cho trẻ mà không quan tâm đến sự tham gia của trẻ thì vẫn tính là 0, nhưng chỉ cần 2 phút bạn làm trẻ hứng thú nhìn và chịu lật trang sách thì đó là 2 phút tích cực.

Thời gian giao tiếp tích cực cần tăng ¼ thời gian bạn bên trẻ cho mỗi độ tuổi tính từ 1-4 tuổi để có thể phát triển cả ngôn ngữ và giao tiếp.

Ví dụ: Trẻ 1 tuổi cần 25% thời gian, thì trẻ 2 tuổi cần 50%.

Nếu 1 ngày bạn dành 100 phút thì ít nhất có 25 phút là giao tiếp tích cực với trẻ 1 tuổi để giúp trẻ phát triển cả ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.

Những việc cha mẹ nên làm trong thời gian giao tiếp tích cực

TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TUỔI

Trẻ làm quen với âm thanh và lời nói của cha mẹ ngay khi bước qua 1 tháng tuổi.

Từ 9 tháng tuổi, trẻ có thể ghép âm. Trẻ thích các từ tượng thanh và tượng hình khi nghe cha mẹ nói chuyện với bé tầm từ 5-9 tháng tuổi. Dưới 1 tuổi, cha mẹ có thể “nháy” giọng ngọng nghịu của trẻ để trẻ quen nguyên âm. Một số nguyên âm cha mẹ cần giúp bé phát triển là a, e, o.

mach cha me cach giao tiep voi tre giup con biet noi som, phat am chuan - 2

Trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ có thể "nháy" giọng ngọng của bé. (Ảnh minh họa)

TRẺ TỪ 12-17 THÁNG TUỔI

Trẻ từ 12-17 tháng tuổi, trẻ bắt đầu làm quen dần với phụ âm gần gũi như (p, b, m, d, or n) cả tiếng Anh và tiếng Việt. Do đó, cha mẹ nên sử dụng nhiều từ có phụ âm này trong nói chuyện. Ví dụ như ba ba, bong bóng… Nếu nói chuyện bằng tiếng Anh cho bé, nên dùng nhiều từ có phụ âm này: Ball, Baby, Bottle, Daddy. Giai đoạn từ 12-18 tháng tuổi, trẻ thích cha mẹ nói rõ âm rõ từ, kết hợp 2-3 từ.

TRẺ TỪ 18-30 THÁNG TUỔI

Trước khi bé 18 tháng tuổi, trẻ có thể nói tầm 20 từ. Từ 18-30 tháng tuổi, trẻ thực sự thích cách mà bạn dùng mệnh lệnh khi hướng dẫn trò chơi với bé. 

Một số mệnh lệnh như:

- Nhặt cái … lên, và đưa cho mẹ nào!

Nếu giao tiếp bằng Tiếng Anh bạn có thể nói: Please pick up THE TOY and give it to me.

- Hãy ngồi xuống và đứng lên

Nếu giao tiếp bằng Tiếng Anh bạn có thể nói: Sit down, then stand up

- Con nhìn mẹ nè và hãy chạm mũi của mẹ

Nếu giao tiếp bằng Tiếng Anh bạn có thể nói: : Look at MOMMY and touch my NOSE

Câu mệnh lệnh, nên gồm 2-3 bước sẽ giúp bé học cách ghép từ cũng như ngôn ngữ cả tiếng Anh và tiếng Việt.

mach cha me cach giao tiep voi tre giup con biet noi som, phat am chuan - 3

TRẺ TỪ 2,5 - 4 TUỔI

Trẻ sẽ phát triển 1 lượng lớn từ vựng. Một số cách bạn có thể giúp trẻ sử dụng động từ, đặc biệt có ích cho các bé chậm nói. Bạn dùng mệnh lệnh 1 động từ trong cách nói và kết hợp thêm đồ vật hoặc nơi chốn của đồ vật đó.

Có một vài hoạt động bạn nên làm để tăng cơ hội giúp bé giao tiếp như:

- Hướng dẫn đánh răng: Mở nắp kem đánh răng; Đánh răng; Rửa sạch; Đặt nắp đậy lên

- Mỗi kỹ năng cần được chỉ và chia nhỏ thành các bước nhỏ: Khi bạn nói "Mở nắp kem đánh răng", cho trẻ cơ hội để đáp ứng.

- Nhắc nhở: Gợi ý để giúp trẻ phản ứng chính xác nếu cần: dùng tay bạn đặt tay bé lên nắp và hỗ trợ mở

- Khuyến khích khen ngợi khi các bước được hoàn thành. Củng cố mỗi bước với một ví dụ khác như nắp chai.

- Kiên nhẫn thực hành từng bước một cho đến khi trẻ làm được mà không cần nhắc nhở.

- Khi chơi với bé, bạn hãy yêu cầu bé như: Đặt cái này lên bàn hoặc đặt cái kia dưới giường

Bài viết được chia sẻ bởi chuyên gia Anh Nguyễn, Bệnh viện Hoàng gia Worcester, Anh Quốc
Theo Chi Chi (Khám phá)

dạy trẻ

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.