Mẹ nào cũng mắng: “Mẹ đếm từ 1 đến 3 nếu con không làm thì…” nhưng chẳng thể ngờ cách này tai hại vậy

Thoạt trông thì đếm từ 1 đến 3 có vẻ là ý tưởng tốt nhưng nó sẽ nhanh chóng không còn hiệu quả và tai hại thế này.

Thoạt trông thì đếm từ 1 đến 3 có vẻ là ý tưởng tốt nhưng nó sẽ nhanh chóng không còn hiệu quả và tai hại thế này.

Bạn thử xem “kịch bản” này có quen thuộc với gia đình mình không nhé: Bạn yêu cầu con dọn đồ chơi. Những gì bạn nhận được chỉ là sự im lặng. Bạn hỏi lại lần nữa. Con bạn thậm chí chẳng thèm nhìn đến mẹ. Vậy là bạn quyết định đếm để có được sự chú ý của con. “Mẹ sẽ đếm từ 1 đến 3, nếu con không dọn thì mẹ phạt”, bạn vẫn nói câu này đúng không? “Một”, đợi thật lâu. “Hai”, tiếp tục đợi. “Hai rưỡi”, chẳng có phản ứng nào đáp trả. Bạn tung đòn cuối: “Ba”. Lập túc con đứng lên dọn đồ chơi.

Mẹ nào cũng mắng: “Mẹ đếm từ 1 đến 3 nếu con không làm thì…” nhưng chẳng thể ngờ cách này tai hại vậy - Ảnh 1.

Con bày đồ chơi nhưng chỉ chịu dọn sau 3 tiếng đếm của bạn (Ảnh: Internet)


Quá hiệu quả, phải không? Nhưng mà không hẳn đâu. Điều duy nhất trẻ học được từ việc này chính là trẻ hiểu chúng sẽ có vài 5 cơ hội, hoặc nhiều hơn trước khi chúng phải hoàn thành yêu cầu mẹ đã đưa ra. Hẳn là bạn không hề muốn dạy con điều này, đúng không?

Đếm 1, 2, 3 là một “kỹ thuật” dạy con phổ biến của các bậc phụ huynh nhưng nó thực sự không mang đến hiệu quả dài hạn. Thực tế thì nó chẳng đảm bảo thay đổi được hành vi của con trong tương lai mà mang đến cho trẻ một “chỗ dựa” rằng chúng có thể không cần phải nghe theo ngay từ lần đầu bạn yêu cầu. Điều này không tốt cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Đơn giản thế này: Bạn có nghĩ rằng giáo viên sẽ kiên nhẫn cho trẻ hơn 5 lần cơ hội khi không hoàn thành bài tập không? Cấp trên của con có đồng ý cho con hơn 5 cơ hội để tuân thủ mệnh lệnh không? Có vẻ câu trả lời sẽ là không đó. Vậy thì tại sao bạn lại tập thói quen đó cho con khi bạn chính là người hỗ trợ con để con có được thành công trong tương lai?

Hơn nữa, bạn đã suy nghĩ đến việc nếu đếm đến 3 mà trẻ vẫn không thực hiện chưa? Nó sẽ mang đến cho bạn cảm giác gì? Tuyệt vọng, thậm chí là tức giận - và đây không phải là những cảm giác một người mẹ nên có khi nuôi dạy con.

Đếm từ 1 đến 3 là một cách khắc phục nhanh cho những hành vi sai trái nhưng sự thật là chẳng có cách khắc phục nhanh nào mang đến hiệu quả. Với cách đếm, cho con thời gian suy nghĩ (time out) và những “chiến thuật làm mẹ” khác, đứa trẻ đơn giản chỉ học được chúng chỉ cần nghiêm túc khi mẹ đếm đến 3. Chúng ta không nhìn thấy được việc thay đổi hành vi lâu dài - điều mà chúng ta mong muốn.

Vậy mẹ nên làm gì thay cho việc đếm 1, 2, 3?

Mẹ nào cũng mắng: “Mẹ đếm từ 1 đến 3 nếu con không làm thì…” nhưng chẳng thể ngờ cách này tai hại vậy - Ảnh 2.

Hãy trực tiếp nói chuyện với con bằng sự bình tĩnh, giọng cứng rắn (Ảnh: Internet)


Hãy trực tiếp nói chuyện với con bằng sự bình tĩnh, giọng cứng rắn để định nghĩa theo cách dễ hiểu nhất đó là hành động sai. Phải để con hiểu rõ rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu không nghe theo hướng dẫn của bạn. Sự bình tĩnh của bạn là then chốt để không đưa đến sự tranh luận gay gắt giữa mẹ và con.

Bạn có thể nói thế này: “Con hãy dọn đồ chơi ngay. Hoặc là cho vào hộp gọn gàng, hoặc là hết hôm nay con sẽ không được chơi”. Đó là cơ hội duy nhất cho con bạn. Bạn không cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần yêu cầu. Nếu con chọn không nghe lời, việc của bạn là thực hiện lời nói của mình một cách bình tĩnh và tôn trọng con.

Ngay cả khi con cáu giận, bạn cũng chẳng cần phải tức tối theo hay phản ứng lại làm gì. Đây là cách con học được bài học giá trị và sẽ sớm hiểu rằng khi bạn đưa ra yêu cầu, điều cần thiết là con phải nghe theo.

Theo Trí thức trẻ

kỹ năng dạy con

Giáo dục

cách chăm sóc con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.