Mẹo hay nhanh chóng chấm dứt cơn cáu kỉnh của trẻ

Trong khi có hàng tá lý do liên quan đến việc đứa trẻ mè nheo thì cũng có những phương pháp để có thể xử lý việc này.

Cơn cáu kỉnh của trẻ nhỏ là một thực tế trong cuộc sống khi bạn có đứa trẻ 1-2-3-4 tuổi trong nhà. Tại sao vậy? Hãy đặt mình vào vị trí của con bạn. Bạn có thể rất bực bội vì không thể nói điều mình muốn nói hoặc xem khối ghép hình được lắp ráp cẩn thận bởi vì đôi bàn tay của bé chưa đủ cứng cáp để làm điều đó...

Và trong khi có hàng tá lý do liên quan đến việc đứa trẻ mè nheo thì cũng có những phương pháp để có thể xử lý việc này. Hiển nhiên, nếu con bạn đói, bạn có thể cho nó chút bánh. Nếu con bạn mệt, bạn có thể cho nó ngủ. Nhưng nếu nó chỉ “xì hơi” thì đó là lúc cần phải dùng đến những phương pháp làm chấm dứt những cơn cáu kỉnh.

Làm gì đó "ngớ ngẩn"

Phương pháp: Khi thấy đứa trẻ chuẩn bị cáu kỉnh? Ngay lập tức, mẹ hãy chế ngự cơn cáu kỉnh đó bằng việc làm gì đó ngớ ngẩn! Đứa trẻ đáng yêu của bạn không chịu đứng yên cho bạn thay tã lót? Hãy đội chiếc tã (sạch) đó lên đầu bạn. Nó từ chối uống sữa? Hãy cầm lấy quả chuối để thực hiện một cuộc điện thoại. Nó cáu kỉnh mà không có lý do rõ ràng? Hãy bò dưới gầm bàn cùng với một quyển sách. Ai đã từng nghe mẹ đọc sách dưới gầm bàn chưa?

mom acting silly

Vì sao điều này có tác dụng: Tiếng cười sẽ giúp sản sinh ra các loại chất giúp cảm thấy dễ chịu trong não và thổi bay các chất gây cáu kỉnh. Điều thú vị là làm cho trẻ cười không khó. Chỉ cần để ý một chút để tìm ra những điều gây cười đặc biệt bất ngờ, làm những điều đó ngoài những điều bạn vẫn thường làm hàng ngày với trẻ một cách thường xuyên hơn sẽ không làm mất nhiều thời gian để giải quyết khi cơn cáu giận đã lan rộng.

Nói nhỏ...

Phương pháp: Khi con bạn đang la hét hết cỡ với tất cả hơi từ phổi. Thay vì cố gắng quát tháo lại, bạn có thể nói nhỏ thì thầm (chú ý: việc này chỉ có tác dụng nếu con đang nhìn về phía bạn)

mom whispering to toddler

Vì sao điều này có tác dụng: Ngay khi con bạn nhận ra bạn đang nói, nó sẽ cố gắng giảm âm lượng của nó để nhận biết xem tại sao bạn nói nhỏ như vậy. Bạn cần đảm bảo rằng bạn nói thứ gì đó một cách mượt mà chẳng hạn như: “Ngay khi con dừng hò hét mẹ sẽ giúp con tìm miếng xếp hình bị mất” hay “Mẹ xin lỗi, con đang rất bực dọc. Sao mình không cùng đi ra ngoài dạo một vòng nhỉ”.

Tuy nhiên, bạn đừng chỉ dùng mỗi mánh khóe này một cách quá thường xuyên nhé. Con bạn sẽ biết sự ranh mãnh này của bạn - cách nói nhỏ thì thầm.

Bờ vai lạnh

Phương pháp: Lần tiếp theo bạn đối mặt với một bé cáu kỉnh, hãy cố gắng phớt lờ trò hề của bé và tiếp tục với công việc bạn đang làm – bạn có thể ầm ừ hoặc hát to để bé biết được thông điệp của bạn: Con làm gì bố/mẹ cũng không quan tâm. Thế nhưng, hãy đảm bảo bé không làm gì có hại đến môi trường xung quanh (chẳng hạn phá phách đồ đạc) hay bản thân bé (chẳng hạn chạy ra đường phố), điều này có thể là cách rất có hiệu quả để chấm dứt cáu kỉnh.

Vì sao điều này có tác dụng: Nhiều trường hợp kích động có thể được kiềm chế bởi một hành động. Phớt là đi, con bạn bị nản chí một cách hợp pháp, cùng với đó, bé cũng biết rằng khi bé khóc hoặc la hét om sòm bé sẽ có khuynh hướng: dùng thứ đó làm công cụ thu hút sự chú ý. Giờ thì bạn biết rằng con bạn muốn quay trở lại vòng tay bạn, vì vậy, đừng phớt lờ bé nếu bé cảm thấy đặc biệt bị tổn thương hoặc đang trải qua khoảng thời gian cáu giận (ví dụ như em của bé đang chiếm lấy hết sự chú ý của bạn).

Cái máy nhắc nhở

Phương pháp: Còn 10 phút nữa là đến bữa tối nhưng con bạn cứ dán mắt vào chiếc bánh. Bạn nói không, bé bắt đầu quăng ném. Vậy nên, phản ứng của bạn có thể là lặp lại quy tắc, lặp lại, lặp lại và lặp lại: “Chúng ta không ăn bánh trước bữa tối, Chúng ta không ăn bánh trước bữa tối”.

toddler tantrum

Vì sao điều này có tác dụng: Thông thường, việc nhắc lại quy tắc nhiều lần sẽ làm xói mòn sự cáu kỉnh khỏi bé. Cung cách cần phải nhất quán (không thay đổi một từ nào) và giữ điềm tĩnh nhất có thể. Giữ nét mặt và giọng điệu của bạn một cách trung tính. Bé sẽ hiểu rằng bạn đang nói về nhiệm vụ, và thấy rằng bé không thể đòi hỏi hơn – hoặc một cái bánh – từ bạn trước bữa tối.

Đưa ra trò chơi

Phương pháp: Ngay khi bạn thấy sự cáu giận bắt đầu bùng lên, hãy cố gắng dàn xếp em bé cáu kỉnh của bạn với một trò chơi của bé. Điều này không cần phải đến mức mang bé đến công viên, mà có thể chỉ là hướng bé đến một hoạt động đơn giản chẳng hạn như đố vui có thưởng, chơi trò bắt chước, thổi bong bóng… Việc này rất hữu ích ở những nơi cần sự chờ đợi.

toddler playing with bubbles

Vì sao điều này có tác dụng: Chơi trò chơi có hai tác dụng. Thứ nhất là tạo ra sự vui vẻ. Mặc dù bé rất cáu kỉnh nhưng cũng không bỏ lỡ những điều vui vẻ với mẹ. Thứ hai là thông thường bé cáu kỉnh thường khóc do bị nản chí, chán nản, đói hoặc mệt. Lưu ý – chọn đúng thời điểm là quan trọng: phương pháp này có tác dụng tạo ra một cái phanh trên cơn giận của bé nếu bạn sử dụng nó như công cụ trước khi mất bình tĩnh. Nếu đợi đến lúc cơn giận giữ bùng phát thì rất khó để đưa bé quay lại với một trò chơi.

Bế bé lên

Phương pháp: Bế bé lên và ôm ấp bé chắc chắn và dịu dàng.

mom hugging toddler

Vì sao điều này có tác dụng: Khi một cơn giận dữ đến từ một lý do nhỏ hay lớn không được xoa dịu bằng các trò của bạn, bé có thể không nhìn hoặc nghe bạn, khi đó dựa vào sức mạnh của sự động chạm có thể làm bé dễ chịu. Khi bé thất vọng có thể dẫn đến mất kiểm soát, là điều đáng sợ đối với một đứa trẻ nhỏ. Đó là lý do tại sao khi được bao bọc trong vòng tay yêu thương của bạn thì bé có thể bình tĩnh lại. Đôi khi một liệu pháp ôm ấp là cách tốt nhất để chế ngự sự cáu giận của trẻ, nó cũng sẽ làm tan biến sự bực tức hoặc thất vọng của bạn đối với bé lúc đó.

Theo bạn, những mẹo kể trên có hiệu quả không trước những cơn cáu giận của bé? Hãy chia sẻ giải pháp và những câu chuyện thực tế của bạn trong giáo dục con cái bằng cách gửi mail tới địa chỉ Tintuconline@vietnamnet.vn hoặc comment dưới bài viết.


Vân Khánh (dịch)/VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.