Nghiên cứu mới nhất khuyên cha mẹ nên cho trẻ ngủ riêng để "lợi cả đôi đường"

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban đêm hơn và giấc ngủ ngắn hơn khi ngủ chung phòng với cha mẹ. Trái lại, chất lượng giấc ngủ của trẻ ngủ riêng tốt hơn hẳn.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban đêm hơn và giấc ngủ ngắn hơn khi ngủ chung phòng với cha mẹ. Trái lại, chất lượng giấc ngủ của trẻ ngủ riêng tốt hơn hẳn.

Theo các chuyên gia của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ nhỏ nên ngủ chung phòng với cha mẹ trong vòng 1 năm đầu đời hoặc ít nhất 6 tháng, để giảm thiểu nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS). Nội dung này đã trở thành nguyên tắc cơ bản của AAP trong việc cung cấp kiến thức về chăm sóc giấc ngủ của trẻ cho những người lần đầu làm cha mẹ.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng những khuyến cáo đó của AAP có thể không chính xác. Nghiên cứu này do Giáo sư, Bác sỹ nhi khoa Ian Paul (hiện đang làm việc tại Bệnh viện Penn State Milton S. Hershey thuộc bang Pennsylvania, Mỹ), một trong những chuyên gia đầu ngành đứng đầu.

Nghiên cứu mới nhất khuyên cha mẹ nên cho trẻ ngủ riêng để lợi cả đôi đường - Ảnh 1.

Việc trẻ ngủ chung phòng với cha mẹ sau 4 tháng tuổi ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của trẻ (Ảnh minh họa).


Theo Paul: “Điều quan trọng là Học viện AAP phải có bằng chứng xác đáng chứ không phải ý kiến chuyên gia để chứng thực các khuyến cáo của họ vì những lời khuyên đó ảnh hưởng rất lớn đến cách nuôi dạy trẻ và sức khỏe của trẻ. Một trong những lý do chúng tôi muốn nghiên cứu sâu hơn vấn đề này là vì những bằng chứng họ đưa ra hầu như không có giá trị với trẻ từ 6-12 tháng tuổi. Tôi cho rằng trong nỗ lực ngăn chặn mọi nguy cơ xảy ra SIDS, họ đã phân tích các số liệu từ cái nhìn phiến diện.”

Đến nay, bác sỹ Paul đã có từ 11-20 năm kinh nghiệm trong ngành và đạt được nhiều giải thưởng danh giá của ngành Y khoa Mỹ. Đồng thời, ông cũng là tác giả và đồng tác giả của nhiều ấn phẩm chuyên ngành nhi khoa có giá trị tham khảo.

Nghiên cứu mới này đã chỉ ra rằng, nhìn chung trẻ nhỏ ngủ chung phòng với bố mẹ nhiều hơn 4 tháng đầu đời - dù cùng giường hay khác giường - có giấc ngủ nông và không liền mạch so với trẻ ngủ riêng. Đáng chú ý hơn, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra hành vi không lành mạnh của cha mẹ như dùng chăn và thú nhồi bông, tỷ lệ thuận với thời gian họ ngủ cùng phòng với con mình.

Để tiến hành cuộc nghiên cứu, Paul đã phân tích dữ liệu của 230 gia đình tham gia một cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát trong vòng 2 năm. Trong đó, một nửa số bà mẹ được các nhà nghiên cứu khuyến khích thay đổi vị trí ngủ của trẻ từ 3 tháng tuổi đến bất kỳ chỗ nào trẻ có thể ngủ khi 1 tuổi. Nửa số bà mẹ còn lại thực hiện theo những hướng dẫn khắt khe nhằm giảm thiểu nguy cơ SIDS, và có các y tá đến tận nhà để đánh giá tính an toàn của môi trường ngủ của trẻ.

Kết quả cuộc thử nghiệm rất đáng chú ý:

Cụ thể, trẻ 9 tháng tuổi ngủ cùng phòng với cha mẹ ngủ trung bình 9,75 giờ mỗi đêm, ít hơn mức 10,5 giờ ở trẻ ngủ một mình từ 4 tháng tuổi. Còn những trẻ ngủ cùng cha mẹ sau 9 tháng cũng ngủ ít hơn 45 phút mỗi đêm so với trẻ ngủ một mình.

Nghiên cứu mới nhất khuyên cha mẹ nên cho trẻ ngủ riêng để lợi cả đôi đường - Ảnh 2.

Trẻ ngủ riêng có giấc ngủ sâu và dài hơn (Ảnh minh họa)


Với kết quả này, bác sỹ Paul khá quan ngại về những hậu quả không mong muốn của việc khuyến khích trẻ nhỏ ngủ cùng phòng với cha mẹ đến 1 tuổi của AAP. Theo Paul, khuyến cáo của AAP là nhằm giảm thiểu nguy cơ SIDS thay vì cải thiện chất lượng giấc ngủ cho trẻ bởi nó đang buộc các bậc phụ huynh hy sinh giấc ngủ của trẻ và của chính bản thân họ để loại trừ một mối nguy cơ cực kỳ hiếm gặp ở trẻ hơn 6 tháng tuổi. (Số liệu năm 2015 cho thấy, khoảng 1.600/4 triệu trẻ tử vong vì SIDS và không tới 10% trong số đó là trẻ trên 6 tháng tuổi).

Trái lại, tình trạng thiếu ngủ ở các bậc phụ huynh có thể gây ra hậu quả quang trọng hơn, như tai nạn giao thông, thiếu thời gian dành cho con, áp lực hôn nhân và tổn thương cho sức khỏe của trẻ như việc não trẻ bị chấn thương do rung, lắc.

Quan điểm của Paul được các chuyên gia chăm sóc giấc ngủ cho trẻ ủng hộ. Theo Jodi Mindell, phó giám đốc Trung tâm Chăm sóc giấc ngủ thuộc Bệnh viện Nhi Philadenphia: “Chúng tôi muốn trẻ nhỏ và các bậc phụ huynh có một giấc ngủ ngon mỗi đêm vì chúng tôi biết điều đó sẽ tác động đến sự an toàn và phát triển của trẻ cũng như sức khỏe của cả gia đình. Cha mẹ cần duy trì được sự cân bằng giữa việc đảm bảo an toàn cho trẻ, mọi người ngủ đủ giấc và tất cả các thành viên trong gia đình phát triển khỏe mạnh”.

Mindell cũng cho biết thêm, các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng trẻ nhỏ ngủ ngon hơn, đi ngủ sớm hơn và ngủ lâu hơn khi ngủ trong phòng riêng của mình. Tương tự trong nghiên cứu mới này, trẻ ngủ một mình từ 4 tháng tuổi có tỷ lệ đi ngủ đúng giờ cao gấp đôi những trẻ khác và thường bắt đầu giấc ngủ lúc 8 giờ tối. “Tôi cho rằng, những chỉ dẫn của AAP không may đã dọa các bậc phụ huynh, và chúng tôi không hề muốn họ cảm thấy sợ sệt hoặc né tránh những điều tốt nhất cho gia đình họ. Mọi người không ai hy vọng các ông bố bà mẹ mắng mỏ con cái chỉ vì họ không ngủ đủ giấc.”

Theo Trí thức trẻ

kỹ năng dạy con

Cách dạy con

Dạy con

cho con ngủ riêng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.