Những cách khen con quen thuộc nhưng thực ra lại phản tác dụng và trẻ không muốn nghe

Khen con mà không đúng lúc, đúng mực và đúng đối tượng cần khen cũng gây hại chẳng kém gì những lời chê bai, trách móc.

Khen con mà không đúng lúc, đúng mực và đúng đối tượng cần khen cũng gây hại chẳng kém gì những lời chê bai, trách móc.

Lời khen đối với người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều vô cùng quan trọng. Nhờ có lời khen, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hào hứng và thấy rằng công sức của mình bỏ ra đã được ghi nhận. Tuy nhiên, không phải lời khen nào nói ra cũng có tác dụng đúng đắn, đặc biệt là với trẻ nhỏ lại càng cần phải suy xét thận trọng hơn bởi khen ngợi cũng cần có nguyên tắc, nếu không sẽ phản tác dụng và vô tình làm con trẻ bị tổn thương.

Bà Elizabeth Hartley-Brewer, chuyên gia về phương pháp làm cha mẹ và sự phát triển của trẻ nhỏ đến từ Anh cho biết: "Những lời khen ngợi, khuyến khích của cha mẹ sẽ làm cho trẻ cảm thấy hào hứng và tự tin hơn về bản thân mình. Tuy nhiên đôi khi những lời khen đó lại vô tình khiến bé cảm thấy không thoải mái, bị gò bó và áp lực đè nặng mà cha mẹ không hề hay biết”.

Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu xem những lời khen mang tính áp lực có thể gây tổn thương trẻ đó là gì và tính “sát thương” của nó như thế nào đối với con cái:

1. Dành những lời khen “khủng” cho việc làm “vừa tầm” của con

Những cách khen con quen thuộc nhưng thực ra lại phản tác dụng và trẻ không muốn nghe - Ảnh 1.

Cha mẹ hãy dành những lời khen phù hợp với việc làm của con (Ảnh minh họa).

Những lời tán dương, lời khen "hết tầm" như "Con giỏi quá", "Con thông minh quá"… về lâu dài sẽ không còn giá trị. Điều đáng nói là, những lời khen "khủng" cho một việc làm vừa tầm sẽ khiến trẻ dần có xu hướng trở thành người chỉ ưa nói ngọt, khó nhận ra khuyết điểm của mình khi phải đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.

Theo chuyên gia Elizabeth: "Cha mẹ chỉ nên dành cho con những lời khen khích lệ phù hợp với những gì con đã làm. Việc đưa ra lời khen quá mức đến một lúc nào đó sẽ phản tác dụng, làm cho bé nghi ngờ và không còn tin vào sự khuyến khích đó nữa”.

2. Vừa khen vừa tạo ra áp lực mới

Cha mẹ nào cũng muốn con giỏi, con tốt. Đó là điều hiển nhiên. Những khi con đạt được thành tích nào đó, cha mẹ khen con đấy, nhưng cũng vô tình hoặc cố ý đưa ra mục tiêu mới khiến trẻ bị áp lực hơn.

Bà Elizabeth cho hay: “Cha mẹ có xu hướng đặt ra đích mới cho con khi vừa mới khen con ở đích này. Ví dụ, có vị phụ huynh khen con “Thật là tuyệt khi con đã dành được huy chương đồng bơi lội, con hãy dành tiếp huy chương bạc lần sau nhé.” Cha mẹ đã truyền đi 1 thông điệp cho con rằng những gì con đạt được là không đủ”.

Bà nhấn mạnh điều quan trọng là làm sao để con cảm nhận được lời khen của cha mẹ đủ chân thành và kết quả con đạt được đã được ba mẹ ghi nhận thay vì tạo thêm áp lực mới cho con.

3. Chỉ khen kết quả học tập tốt, điểm số cao

Những cách khen con quen thuộc nhưng thực ra lại phản tác dụng và trẻ không muốn nghe - Ảnh 2.

Ngoài điểm số cao thì con còn có rất nhiều điểm khác cần được cha mẹ khích lệ (Ảnh minh họa).

Khi con đạt kết quả học tập tốt với những điểm số cao, cha mẹ khen con có lẽ là chuyện bình thường. Nhưng chuyên gia cho rằng đây không phải là lí do duy nhất để cha mẹ có thể khen ngợi con. Con bạn có thể còn rất nhiều điểm mạnh khác đáng được khích lệ như cách ứng xử, cá tính, hành động… Cha mẹ có thể khen ngợi con như: “Mẹ rất vui và tự hào vì hôm nay con cư xử tốt với bạn của con.”

Những kiểu khen này sẽ làm cho bé cảm thấy rằng ngoài kết quả học tập và điểm số thì những việc làm, thái độ ứng xử của bé cũng rất đáng được khen ngợi.

4. “Chiếm dụng” thành quả của con

Những cách khen con quen thuộc nhưng thực ra lại phản tác dụng và trẻ không muốn nghe - Ảnh 3.

Lời khen ngợi con không nên mang tính sở hữu của cha mẹ (Ảnh minh họa).

Bà Elizabeth cho hay: “Cha mẹ đôi khi thể hiện quyền sở hữu với thành tích của con. Ví dụ: Mẹ đã nói rồi, con sẽ tiếp thu bài tốt hơn nếu con làm luôn bài tập về nhà sau khi tan trường”.

Nếu khen kiểu như vậy, trẻ sẽ hiểu rằng thành tích trẻ đạt được chỉ là do cha mẹ nói và bảo trẻ làm theo mà thôi chứ bản thân trẻ không có quyền quyết định gì hết. Chuyên gia nhấn mạnh: “Lời khen của cha mẹ nên chân thành, làm cho con cảm thấy tự tin vào bản thân và có quyết định đúng đắn thay vì “chiếm dụng” như vậy.”

5. Khoe con với tất cả mọi người

Những cách khen con quen thuộc nhưng thực ra lại phản tác dụng và trẻ không muốn nghe - Ảnh 4.

Trước khi đem khoe thành tích của con, cha mẹ hãy hỏi ý kiến và nhận sự đồng ý của bé (Ảnh minh họa).

Trong một cuộc phỏng vấn thăm dò ý kiến để viết sách, bà Elizabeth đã hỏi rất nhiều em bé về cảm giác khi được bố mẹ khoe thành tích của mình với tất cả mọi người. Đa phần các bé đều có cảm giác như cha mẹ đang “đánh cắp” thành tích của chính con mình, khiến cho bé băn khoăn không biết ai mới thực sự là người thành công.

Trẻ không thích cha mẹ nói với người khác về thành tích của mình. Việc khoe thành tích đó mục đích là cho con hay cho chính bố mẹ? Điều này gây áp lực và khiến trẻ cảm thấy không thoải mái”, bà cho hay.

Vì vậy, thay vì nói với mọi người hoặc trước khi nói với ai, cha mẹ hãy hỏi con xem liệu con có muốn và đồng ý nếu cha mẹ nói với các bạn hay ông bà của con hay không. Dù trẻ muốn hay không muốn thì ít nhất bé vẫn cảm thấy thoải mái vì được tôn trọng và không còn thấy nặng nề.

6. Chỉ sử dụng lời nói để khen

Những cách khen con quen thuộc nhưng thực ra lại phản tác dụng và trẻ không muốn nghe - Ảnh 5.

Mỉm cười, ôm con, ngoắc tay cũng là thể hiện sự khích lệ với con cái (Ảnh minh họa).

Ngoài việc sử dụng lời nói thì còn có rất nhiều cách khác để khen ngợi trẻ. Lời nói đôi khi còn khiến các bé hiểu nhầm ý. Chính vì vậy, cha mẹ có thể khen con bằng cách mỉm cười, ôm con, tặng con 1 phần quà nhỏ và bất ngờ. Đó chính là những kiểu khích lệ mà bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ thích thú, trẻ cảm thấy được đánh giá cao, được bố mẹ ghi nhận và yêu mến.

7. “Bố/mẹ rất tự hào vì con đã…”

Đây có vẻ là lời khen rất bình thường. Tuy nhiên, sự không bình thường nằm ở chỗ cha mẹ chỉ tập trung ca ngợi thành quả cuối cùng mà vô tình quên mất việc nên dành lời khen về sự tiến bộ, nỗ lực của con trong cả quá trình. Lời khen này cũng chỉ hướng đến cảm nhận của riêng người lớn mà thôi.

Những kiểu khen con phản tác dụng cha mẹ cần tránh - Ảnh 8.

Việc khen con thông minh, con giỏi như một con dao 2 lưỡi với trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).

Thay vào đó, hãy khen con: “Mẹ hy vọng là con sẽ và con thực sự nên cảm thấy tự hào về kết quả đã đạt được. Con đã rất cố gắng rồi”. Kiểu khen này sẽ hướng đến chính bản thân trẻ và những nỗ lực của trẻ.

Cũng giống như việc kỷ luật trẻ nên tập trung vào hành vi của con bạn chứ không phải là con người của bé, việc khen con cũng tương tự như vậy. Bà Elizabeth chia sẻ: "Để những lời khen ngợi đạt hiệu quả và mang đúng ý nghĩa của nó, cha mẹ hãy tập trung vào những việc làm, hành vi mà bé đã làm tốt để khen”. Nên khen: “Những việc con làm/con đạt được rất tốt”, "Con đã rất cố gắng! Điều đó thật tuyệt vời!".

9. Biến những lời khen thành trò đùa, sự châm biếm

Những cách khen con quen thuộc nhưng thực ra lại phản tác dụng và trẻ không muốn nghe - Ảnh 6.

Những lời khen mang tính hài hước không đúng lúc, đúng chỗ của cha mẹ sẽ phản tác dụng với con cái.

Cha mẹ đôi khi cảm thấy không thể hài lòng tuyệt đối với những gì con đã làm, mặc dù khen ngợi con nhưng lại vẫn cố tỏ ra hài hước không đúng lúc, đúng chỗ, thậm chí có một chút châm biếm. Điều này cực kì không tốt và có thể ảnh hưởng đến tâm lý con trẻ.

Ví dụ: Khi con của bạn đã hoàn thành 99% bài kiểm tra và bạn vẫn hỏi đùa bé: "Thế 1% còn lại thì sao?!”. Điều này sẽ khiến bé thất vọng vì bé cho rằng cha mẹ không hề quan tâm đến 99% nỗ lực của bé mà chỉ muốn nhấn mạnh đến 1% thất bại kia.

Thay vào đó, cha mẹ hãy nói: "Con làm tốt lắm vì con đã cố gắng hết sức, chắc chắn là con phải hiểu bài rõ nên con mới làm được tốt như vậy.” Lời khen kiểu này sẽ hướng đến sự nỗ lực và hiểu biết của bé chứ không chỉ chiếc huy chương hay điểm số mà bé giành được.

Nguồn: Netmums

  Theo Helino

khen con

khen con đúng cách

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.