Những điều trường học không dạy bạn

Ra trường, thậm chí tấm bằng đỏ chót hạng ưu cũng không thể đảm bảo cho bạn một công việc tốt, một tương lai xán lạn. Đơn giản vì thực tế cuộc sống mới là bảng điểm, là thước đo chính xác nhất về năng lực của bạn.

Thành tích học tập trong nhà trường vốn là điều rất quan trọng khi bạn còn là sinh viên. Nhưng khi ra trường, thậm chí tấm bằng đỏ chót hạng ưu cũng không thể đảm bảo cho bạn một công việc tốt hay một tương lai xán lạn. Đơn giản chỉ vì, thực tế cuộc sống mới là bảng điểm, là thước đo chính xác nhất về năng lực của bạn.

Có rất nhiều kỹ năng sống tối thiểu mà bạn cần phải biết từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng sẽ giúp bạn tránh được những vấp váp thường mắc phải khi bước chân vào đời và đạt đến thành công.

1. Những điều trong phim không giống ngoài đời

Trong các bộ phim, chính nghĩa luôn chiến thắng, công lý được bảo vệ, người xấu bị vào tù hay bị trừng phạt thích đáng và logic. Trên màn ảnh, không ai có những cái mụn xấu xí, các vị anh hùng thì hiếm khi hai cằm, những người yêu nhau thường đến với nhau trong cái kết có hậu.

Trên thực tế, bạn đừng mất công mong ước mọi thứ với mình giống như những bộ phim. Nếu bạn biết nỗ lực và cố gắng làm cho cuộc sống của mình thú vị, mọi thứ sẽ đến với bạn thật hoàn hảo.

Đừng mong chờ cuộc đời lúc nào cũng có cái kết lãng mạn như phim

2. Hãy cẩn thận! Có thể có người đang quan sát bạn

Bạn hồn nhiên chụp ảnh gợi cảm, khoe thành tích nhậu nhẹt, quay những clip vui chơi “thác loạn” riêng tư của bản thân hoặc viết thông tin cá nhân nào đó trên các trang mạng xã hội. Bạn không thể kiểm soát nổi ai sẽ đọc chúng và nếu chẳng may những thứ riêng tư lọt ra bên ngoài, người ta sẽ sử dụng chúng như thế nào.

Thực tế, lỗi lầm cá nhân có thể biến thành những vụ scandal khiến cả thế giới biết đến bạn. Bạn đang sống trong một xã hội của thông tin và đầy rẫy những cạm bẫy. Vì thế hãy luôn quan sát và thận trọng trong mọi lựa chọn.

3. Đừng đổ lỗi cho người khác vì quyết định của bạn

Nhiều người hay phàn nàn rằng họ bị thất nghiệp như hiện nay là do bố mẹ đã định hướng sai cho họ. Đáng lẽ cuộc đời họ đã khá khẩm hơn nếu họ học kinh tế thay vì theo đuổi ngành sư phạm.

Thật vô lý khi đẩy hết quả bóng trách nhiệm cho người khác. Nếu cuộc đời chỉ cần “đá bóng đi” và “tôi chẳng bao giờ là người sai” thì bạn sẽ chẳng bao giờ khá lên được. Chính bạn là người quyết định nên hay không làm gì. Vì thế đừng vin vào bất cứ lý do nào để ngụy biện cho hành động của mình.

4. Thầy giáo bạn chưa phải là người nghiêm khắc nhất

Khi còn đi học, bạn tự thấy thầy giáo mình thật là khắt khe, hà khắc, cứng ngắc, hay ra lệnh. Nhưng những đe nẹt của thầy sẽ chẳng là gì so với “trường đời”.

Ra trường, đi làm, bạn sẽ phải cọ xát, cạnh tranh với nhiều người vì, nhiều mối quan hệ ràng buộc để hoàn thành công việc chứ không chỉ đơn thuần là mối quan hệ bài vở giữa thầy và trò.

Sếp của bạn sẽ ngay lập tức lưu ý việc bạn đi muộn bao nhiêu phút để trừ lương cuối tháng, sẽ sẵn sàng quát mắng nếu bạn không hoàn thành chỉ tiêu công việc được giao, hoặc thậm chí thẳng tay sa thải bạn nếu không làm sếp hài lòng. Và có thể bạn sẽ ước rằng, giá mà trước đây thầy mình khó tính hơn.


Ông chủ bạn mới là người khó tính

5. Đôi khi lòng tự trọng khác xa những gì mà bạn nghĩ

Cuộc sống có thể chào đón bạn bằng một vòng tay ấm áp hay sự khích lệ, động viên. Nhưng cũng có lúc bạn phải đối mặt với những câu nói như “anh bị đuổi việc”, “mày đáng chết”, “cậu thua rồi”, “đồ ăn hại”,… Bạn thấy mình bị xúc phạm khủng khiếp, xấu hổ và có thể nổi xung lên hoặc thấy tuyệt vọng.

Trên thực tế, tất cả những cảm xúc đó chỉ là lớp vỏ bọc bề ngoài che đậy một tâm hồn non nớt, dễ bị tổn thương.

Đừng lo sợ, hãy đối mặt với sự thua cuộc, tụt hậu, những lời chê trách bằng việc đánh giá lại bản thân một cách khách quan. Nếu ai đó nói bạn là “đồ ăn hại”, hãy im lặng làm việc, kiếm thật nhiều tiền. Đó là phương pháp bảo vệ lòng tự trọng tốt nhất và cũng là “cách trả thù” vinh quang nhất đối với những người dám coi thường bạn.

6. Không có rủi ro, không có phần thưởng

Con người luôn phải đứng trước nhiều sự lựa chọn. Có con đường bằng phẳng, cũng có con đường gập ghềnh, khúc khuỷu khó đi. Và phần thưởng lớn thường nằm ở những con đường nhiều rủi ro hơn.

Vì sao gần đây nhiều người nông dân chế tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất còn các cử nhân khoa học ngày càng nhiều nhưng số sản phẩm họ làm ra cho cuộc sống lại không tăng tỉ lệ thuận với bằng cấp mà họ có.

Thực tế khi tốt nghiệp và kiếm được chỗ làm, họ cảm thấy không cần phải vất vả nghiên cứu làm gì cho rủi ro. Thành công chưa biết nhưng thất bại thì thật xấu hổ, thậm chí mất việc. Nên giải pháp là cứ “làng nhàng” là được. Họ hoàn toàn có khả năng làm được những thú nông dân làm. Quan trọng là ai “liều” hơn ai?

7. Tiêu tiền cũng khó như kiếm tiền

“Tiền làm ra cũng chỉ để tiêu, chết không mang theo được”, nhiều người từng nói như vậy. Đúng là chết thì không tiêu được thật, nhưng tiêu tiền như thế nào để không phải hối hận là cả một nghệ thuật.

Bạn có bao giờ dằn vặt vì tiêu hoang vào trò chơi game thâu đêm suốt sáng, có bao giờ hối hận vì trút hết hầu bao vào những trò đỏ đen? Thích thú ngắm những hình ảnh bắt mắt và lao vào mua sắm online, vơ về những thứ có khi chả bao giờ dùng đến. Lúc cần tiền giúp đỡ người thân đang nằm viện, bạn giật mình vì đã hết tiền.

Ảnh minh họa

Có những người tiêu tiền vô tội vạ, ăn những bữa ăn cả chục triệu, “đốt tiền” dưới nhiều hình thức nhưng không bao giờ làm từ thiện. Bạn thấy đấy, tiêu tiền cũng khó như kiếm tiền, bởi vì nhiều khi nó phải ánh cả giá trị của chính bạn.

Thu Trang (tổng hợp)/Theo VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.