Những “độc chiêu” dạy con về tiền không phải cha mẹ nào cũng biết

Một trong những bài học “vỡ lòng” của các bậc phụ huynh là dạy con về cách tiêu tiền và hiểu được giá trị của đồng tiền.

Một trong những bài học “vỡ lòng” của các bậc phụ huynh là dạy con về cách tiêu tiền và hiểu được giá trị của đồng tiền. Trước những ý kiến trái chiều, cha mẹ cần có cách dạy trẻ đúng đắn ngay từ nhỏ để định hướng nhận thức của trẻ.

Cha mẹ luôn chú trọng trong việc dạy con cách cư xử đúng mực, phòng tránh những tai nạn trong cuộc sống nhưng lại không biết cách dạy con chi tiêu hợp lý. Dạy con trở thành một người tiêu tiền có ý thức cũng quan trọng giống như việc dạy trẻ trở thành người có đạo đức.

Dạy con biết sự khác nhau giữa “Cần” và “Muốn”

Dạy con cách tiêu tiền hợp lí nghĩa là giúp trẻ biết được sự khác biệt giữa việc mua những thứ mình cần và mua những thứ mình muốn. Trẻ nhỏ có thể gặp khó khăn để hiểu rằng mình không “cần” cái xe đồ chơi mà chỉ là “muốn” có nó thôi. Một bộ đồ chơi mới ra sẽ khiến trẻ nóng lòng muốn có được, thay vì dứt khoát phản đối bạn hãy kiên nhẫn dạy con để có được nó mình phải đánh đổi thêm nhiều thứ khác “nếu con mua bộ đồ chơi này ngày mai mẹ sẽ không đủ tiền dẫn con đi ăn kem nữa”. Đưa ra những lý do khiến trẻ giảm đi sự háo hức trước món đồ đó. Sự khác nhau giữa nhu cầu và ước muốn sẽ trở nên rõ ràng hơn khi trẻ bắt đầu đến tuổi đi học.

Một chuyến đi mua sắm thực tế sẽ giúp trẻ học được điều này. Ví dụ như khi ở siêu thị, bạn có thể chỉ cho con (khoảng 6 tuổi) một hộp bánh và hỏi liệu đó là cái con muốn hay con cần. Giải thích sự khác biệt – có thể con muốn ăn bởi vì rất thích vị ngon của nó, nhưng con không cần vì không có nó thì con vẫn có thể no bụng với thức ăn có sẵn ở nhà.


Nói cho trẻ hiểu về giá trị của đồng tiền sẽ giúp cho trẻ biết quý trọng công sức mình làm ra.

Dạy con biết chờ đợi, biết chia sẻ

Chúng ta đang sống trong một thế giới của sự hài lòng ngay lập lức và thật buồn là rất nhiều trẻ em lớn lên với suy nghĩ nếu chúng muốn có thứ gì, thì phải có được tức thì! Hãy dạy con bạn biết cách chờ đợi. Để chúng biết cách tiết kiệm tiền mỗi ngày từng chút một và dần dần sẽ có đủ số tiền để mua món đồ mà chúng yêu thích.

Hãy cho con bạn hiểu rằng những gì chúng có không phải là của riêng. Tiền chúng kiếm được không phải chỉ để phục vụ mục đích cá nhân mà còn cần được chia sẻ, đó mới là số tiền có ý nghĩa. Bạn có thể cho con mình tham gia đóng góp vào những quỹ từ thiện nho nhỏ, để chúng thấy được niềm hạnh phúc khi được cho đi.


Đồng tiền có ý nghĩa nhất là đồng tiền giúp đỡ được nhiều người

Dạy con biết quản lý ngân sách

Ngoài việc dạy con mình chia số tiền riêng thành 2 phần: tiền tiết kiệm, tiền chi tiêu thì cha mẹ cũng nên dạy trẻ cách để quản lý số tiền đó. Trẻ em nên biết những gì là chi phí chính: hoạt động giải trí, quần áo, ăn uống, tiết kiệm... Các con cũng cần biết làm thế nào để quản lý ngân sách mỗi tháng và chắc chắn rằng chúng đang chi tiêu phù hợp với khả năng của mình.

Tập cho con mình thói quen chi tiêu hợp lý, có chừng mực. Khi chúng lớn lên, chúng sẽ phải học cách tiết kiệm cho những mục tiêu lớn hơn.


Nếu biết quản lý ngân sách từ nhỏ thì con bạn sẻ biết cách chi tiêu hợp lý khi lớn lên

Hãy để con tự tìm hiểu

Mục đích của bạn khi dạy con là muốn con trở nên hiểu biết về tài chính. Các con của bạn sẽ không tiến bộ nếu bạn cứ mãi che chở bao bọc, bảo chúng khi nào thì tiết kiệm rồi khi nào được chi tiêu và cố gắng quản lý tiền của chúng.

Sẽ rất khó khăn nhưng bạn phải cho phép con tự đặt ra mục tiêu cho mình, dù trong vài trường hợp các con có thể mắc lỗi. Nếu con bạn ngập trong nợ nần hoặc cứ đem tiền trợ cấp để mua bánh kẹo, bạn có thể can thiệp và giúp đỡ.

Nhưng hãy nhớ rằng con bạn sẽ thích tìm hiểu hơn nếu bạn cho phép con tự đưa ra quyết định của mình.

Nguyễn Thị Chắt (tổng hợp)/VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.