Những lo lắng thừa thãi của mẹ với trẻ nhỏ

Lo con bị ngã, không yên khi con không bú đủ sữa, lo con xem ti vi nhiều, buồn lòng khi con ngậm ngón tay không chịu bú…,

Lo con bị ngã, không yên khi con không bú đủ sữa, lo con xem ti vi nhiều, buồn lòng khi con ngậm ngón tay không chịu bú…, vô vàn nỗi lo không cần thiết của mẹ đã ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, bác sĩ Anh Nguyễn (Vương quốc Anh) cho biết.
tre-nga.jpg
Mỗi lần té là bé học được chênh lệch cao thấp. Ảnh minh họa

Lo con bị đói khi mẹ chưa có sữa

Lo lắng trẻ bị đói sau sinh, nhiều mẹ đã cho trẻ bú sữa công thức thay vì để trẻ tự kéo được nguồn sữa non quý giá, nguồn sữa duy nhất mà mỗi đứa trẻ chỉ được ti 2-3 ngày sau sinh. Thực tế, bé cần lượng sữa rất ít, chỉ vài giọt sữa non là đủ năng lượng cho bé. Do đó, cách tương tác da kề da và để trẻ mút ti mẹ thường xuyên là cách tốt nhất để trẻ kéo sữa về.

Nhiều mẹ lo lắng khi trẻ không ăn vài bữa mà chỉ muốn uống sữa hoặc cân nặng có tăng chậm sau 1 tuổi hoặc bé biếng ăn 1 vài ngày. Đôi lúc, những lo lắng này không cần thiết vì cơ thể bé là một thể phức tạp, nhưng thông minh, có thể bé tự điều chỉnh về cân nặng hoặc có thể bé tự điều chỉnh vị giác sau khi vừa bệnh xong. Việc các mẹ nên làm là cứ tiếp tục giới thiệu thức ăn cho trẻ, thay đổi đa dạng thực phẩm. Quan trọng hơn, nên tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến biếng ăn của trẻ là điều cần thiết để thay đổi hành vi cho trẻ.

Lo con té ngã

Mỗi lần té ngã là mỗi lần con trẻ học được cân bằng tốt hơn và điều chỉnh được hành vi. Dĩ nhiên, té là một tai nạn cần lưu ý, bạn cần đảm bảo môi trường chơi/đi lại cho bé là an toàn tuyệt đối, không gây tổn thương đến trẻ. Khi đó, việc trẻ bước vài bước bị té và khóc vài tiếng là chuyện rất bình thường.

Nếu bạn chú ý thì những đứa trẻ nếu cứ để bé té và khóc, sau đó tự đứng lên thì hành vi tự điều chỉnh của trẻ sẽ tốt hơn, so với những trẻ vừa té và khóc đã có cha mẹ đến ôm vào lòng. Trẻ con có sự phát triển trí não vô hạn trước 5 tuổi, do đó, mỗi lần té là bé học được chênh lệch cao thấp, sự mất vị trí đột ngột ban đầu làm trẻ sợ và khóc. Nhưng, vài lần, trẻ đã tự vượt qua nỗi sợ đó. Nếu bạn nhìn vào quá trình quan sát phát triển của trẻ, bạn sẽ phải kinh ngạc thốt lên rằng: Con tôi có thể làm được tất cả!

Những đứa trẻ được cha mẹ bồng bế nhiều thì thường gặp khó khăn hơn trong vận động như bò và đi lại vì trẻ ít có cơ hội học hỏi về không gian và cân bằng.

xem-tivi.jpg
Mỗi ngày chỉ cho con xem tivi 20 phút nhưng không đến mức phải rập khuôn tuyệt đối. Ảnh minh họa

Lo lắng con xem ti vi nhiều

Có người mẹ băn khoăn việc mỗi ngày chỉ cho con 2 tuổi xem tivi 20 phút, nhưng tuần sau muốn cho con xem phim "Nhóc Trùm" dài hơn 1 tiếng nên không biết có nên cho con xem không? Đôi lúc, sự rập khuôn làm nhiều cha mẹ lo lắng. Hãy thả lỏng hơn, giảm áp lực đi! Việc giới hạn trẻ xem dưới 20 phút mỗi ngày là cách hạn chế trẻ quá mất thời gian cho việc xem tivi mà không tham gia các hoạt động khác tốt hơn, giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn. Tuy nhiên, xem phim màn ảnh đâu phải dịp nào cũng đi, đâu phải ngày nào cũng đi, mà chỉ là vào dịp đặc biệt. Đây cũng là dịp gắn kết cả gia đình với nhau hơn, do đó, trẻ vẫn có thể xem phim với thời gian dài hơn bình thường.

tre-tap-noi.jpg
Việc học hỏi của não bộ nằm ở cách mà cha mẹ tương tác với trẻ như thế nào. Ảnh minh họa

Lo con nói sai

Đôi lúc cha mẹ thường hay dạy con nói theo mình, nhưng chưa thử hỏi và đợi nghe trẻ nói theo ý trẻ.

Lúc  2-3 tuổi,  trẻ hay nói ngược lại. Ví dụ, khi hỏi trẻ trái mận đỏ màu gì, trẻ sẽ thường nói màu xanh. Nhưng thực tế bé đã biết trái mận màu đỏ vì lúc bạn không hỏi bé sẽ nói trái mận màu đỏ. Đó là sự phức tạp tinh vi của não bộ trẻ, chính những tương phản này làm trẻ tạo nhiều liên kết.

Ứng phó với sự tương phản của trẻ, cha mẹ đơn giản tìm 2 vật tương phản và giải thích cho trẻ hiểu. Trong trường hợp này, bạn lấy thêm chiếc lá màu xanh và trái mận đỏ, bạn nói chiếc lá màu xanh và trái mận màu đỏ, sau đó hỏi bé: Chiếc là màu đỏ hả con? Trẻ sẽ trả lời màu xanh và ngược lại. Việc học hỏi của não bộ nằm ở cách mà cha mẹ tương tác với trẻ như thế nào trong tất cả những hoạt động vui chơi hằng ngày của trẻ.

Việc học hỏi chấm dứt khi bạn bực mình là trẻ nói trái mận màu xanh, bạn la bé và cố ép bé nói lại là màu đỏ. Cách làm này không đúng. Tốt hơn là cứ cho bé thấy sự tương phản.

Đối với trẻ lớn hơn 6 tuổi, trẻ sẽ biết giải thích vấn đề và có những suy nghĩ bình luận về vấn đề đó. Bạn hãy luôn hỏi trẻ tại sao con suy nghĩ vậy? Lắng nghe trẻ 1 cách say mê, bạn sẽ ngạc nhiên, đôi lúc những suy nghĩ của trẻ giống như điều bạn từng suy nghĩ lúc nhỏ, nhưng lớn lên, quá nhiều áp lực, quá nhiều tác động làm bạn không còn nhớ suy nghĩ đó nữa. Trí thông minh/sự thông thái của 1 đứa trẻ thể hiện ở quan niệm riêng của trẻ. Khuyến khích bé làm điều bé thích nếu quan niệm đó đúng hoặc không gây hại. Giải thích và gợi ý giải pháp cho trẻ suy nghĩ nếu quan niệm đó chưa đúng.

Theo Phụ nữ Việt Nam


kỹ năng dạy con

Giáo dục

cách chăm sóc con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.