Sách 'Phép lịch sự' dạy trẻ dùng búa đập khi buồn

Câu chuyện dạy trẻ nhỏ dùng búa đập khi buồn trong cuốn sách "Phép lịch sự" dành cho nhi đồng thu hút sự chú ý của nhiều người.

 Câu chuyện dạy trẻ nhỏ dùng búa đập khi buồn trong cuốn sách "Phép lịch sự" dành cho nhi đồng thu hút sự chú ý của nhiều người.

Trên diễn đàn về giáo dục tiểu học, một thành viên chia sẻ hình ảnh dạy trẻ nên làm gì với nỗi buồn.

Cụ thể, cuốn Phép lịch sự dành cho trẻ mẫu giáo có đoạn: "Buồn là một cảm xúc gây mệt mỏi, do đó phải nghỉ ngơi và ăn uống. Nhưng cứ buồn hoài thì không tốt tí nào cả. Nếu em quá buồn, em hãy lấy búa đập: em sẽ thấy nhẹ nhõm hơn. Em hãy nhớ rằng sớm muộn gì mọi việc cũng sẽ khá hơn và nỗi buồn cũng sẽ vơi đi".

Sach 'Phep lich su' day tre dung bua dap khi buon hinh anh 1
Hình ảnh của cuốn sách được chia sẻ trên mạng. Ảnh chụp màn hình.

Nhiều người cho rằng phương pháp trên không mang tính giáo dục, khiến trẻ dễ có hành vi bạo lực, thái độ tiêu cực trước mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ phân tích đó, cư dân mạng phản đối bài học này.

Trao đổi với Zing.vn, chuyên gia tâm lý trẻ em Lê Văn Thắng - Trung tâm tư vấn 247 - nhận định nếu cha mẹ thường xuyên áp dụng phương pháp này, con trẻ dễ cực đoan. Trong công việc, trẻ sẽ xử lý bằng vũ lực, không có yếu tố tình cảm.

Nếu cuốn sách chỉ đưa ra một cách giải quyết bạo lực như vậy, đó là phương pháp cứng nhắc, chưa thỏa đáng. 

Chuyên gia tâm lý trẻ em này khuyên phụ huynh có thể dạy các bé giải quyết nỗi buồn bằng tình cảm, phân tích đúng sai hoặc đi chơi với bạn bè, ra ngoài chơi môn thể thao yêu thích.

Sach 'Phep lich su' day tre dung bua dap khi buon hinh anh 2
Câu chuyện nằm trong cuốn sách "Phép lịch sự" dành cho mẫu giáo nhi đồng. Ảnh chụp màn hình.

Cô Dung, giáo viên dạy Giáo dục công dân ở Hà Nội, cho hay cô không ủng hộ cách giáo dục trẻ như trong sách. Trẻ em như tờ giấy trắng, khi được người lớn dạy thế nào các em sẽ làm theo như vậy.

Dạy dùng búa đập mỗi khi buồn là máy móc, dễ khiến các em nhỏ phát triển theo hướng tiêu cực.

Nữ giáo viên cho rằng cần hướng dẫn học sinh tư duy tích cực chứ không nên dạy trẻ dùng vũ lực trước khó khăn.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.