Thay vì cấm cản, hãy khuyến khích con "vẽ bậy" vì những lợi ích to lớn sau

Bạn hãy xem trẻ nhận được gì từ việc "vẽ bậy" và tạo ra những "tác phẩm theo trường phái trừu tượng" nhé!

Dù bà mẹ nào cũng rất ghét sự bừa bộn, và biết rằng đưa màu vẽ cho con là sẽ có một "bãi chiến trường" nhưng các chuyên gia tâm lý cho rằng thay vì cấm cản, hãy khuyến khích con mình "vẽ bậy".

Bạn hãy xem trẻ nhận được gì từ việc "vẽ bậy" và tạo ra những "tác phẩm theo trường phái trừu tượng" nhé!

1. Sự tưởng tượng

Khả năng hình dung, tưởng tượng là một kỹ năng quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ vì nó giúp chúng liên tưởng từ ngữ với hình ảnh. Việc vẽ vời (chưa dám gọi bằng mỹ từ là "nghệ thuật") có thể là một công cụ tuyệt vời để cải thiện kỹ năng này trong con.

Thay vì cấm cản, hãy khuyến khích con vẽ bậy vì những lợi ích to lớn sau - Ảnh 1.

Việc vẽ vời có thể là một công cụ tuyệt vời để cải thiện kỹ năng này trong con (Ảnh minh họa).

Trong quá trình vẽ, con phải chú ý đến hình dáng bên ngoài và bên trong, và các chi tiết của đồ vật để thể hiện nó lên giấy (dù cha mẹ chỉ thấy một đống nguệch ngoạc, nhưng quá trình này thực sự có diễn ra trong đầu trẻ, chỉ là con chưa đủ khả năng để thể hiện nó ra thành tác phẩm đẹp thôi). Quá trình này cho phép trẻ nhớ các chi tiết hình ảnh. Khi điều này được thực hiện thường xuyên, nó sẽ giúp trẻ hình dung trước trong não những sự vật mà con muốn thể hiện. Đến lượt nó, lại kích thích trí sáng tạo của con.

Ngoài ra, khi trẻ phát triển một vốn từ vựng phong phú thì khả năng hình dung và tưởng tượng càng được củng cố. Khi một ý tưởng hoặc từ ngữ trừu tượng được nói ra, đứa trẻ có thể ngay lập tức kết hợp màu sắc, chi tiết, kết cấu,… với ý tưởng hoặc từ ngữ đó.

2. Óc quan sát

Trong thời kỳ phát triển của mình, trẻ đang khám phá vô số những điều mới lạ trong môi trường xung quanh mình. Chúng đang dần dần thu thập những kiến thức cơ bản như tên của các loài động vật, các loại xe, các loài cây, loài chim, …

"Nghệ thuật" làm phong phú thêm quá trình này vì nó "tập" cho trẻ đến gần và quan sát cẩn thận mọi thứ. Nó thực sự giúp trẻ "sống chậm" và tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng như cuộc sống.

Việc học hỏi về thế giới xung quanh cũng như vẻ đẹp của các nền văn hoá nơi trẻ sống sẽ được tăng cường nhờ việc học về nghệ thuật nói chung, chứ không chỉ riêng việc học vẽ. Về cơ bản, nó sẽ phát triển óc quan sát của trẻ.

Nó làm sâu sắc thêm những trải nghiệm của trẻ thông qua quá trình quan sát. Ví dụ, mỗi loài cây có những chi tiết độc đáo và thông tin kích thích thị giác riêng. Do đó, cách tiếp cận nhờ nghệ thuật này sẽ "luyện" cho trẻ khả năng chú ý đến chi tiết.

3. Sự thử nghiệm

Khi trẻ mày mò "nghệ thuật", chúng thường không tập trung hay chủ định tạo ra một kết quả cụ thể nào với "tác phẩm nghệ thuật" của mình. Chúng dường như chỉ nguệch ngoạc lung tung mà không thực sự vẽ bất cứ cái gì. Nó giống như đang tạo cho bạn một mớ hỗn độn, chứ không phải vẽ (và nhiều khi làm bạn phát cáu hoặc mất kiên nhẫn) nhưng đó chính là cách trẻ đang học. (Mọi thứ đang diễn ra mạnh mẽ trong đầu con, chỉ có cha mẹ chúng ta là không thấy thôi, nên đừng sốt ruột bạn nhé!)

Thay vì cấm cản, hãy khuyến khích con vẽ bậy vì những lợi ích to lớn sau - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia tâm lý học, trái với xu hướng ngăn cấm, cha mẹ thậm chí còn phải hỗ trợ tích cực cho giai đoạn thích vẽ bậy này vì sự phát triển lâu dài của con (Ảnh minh họa).

Nghệ thuật rất thú vị vì nó cung cấp nguyên liệu, thời gian và không gian để trẻ tiếp tục học tập bằng cách thử nghiệm và khám phá các giác quan (với sơn, đồ vật, dụng cụ, …). Chúng tạo ra một sự hỗn độn (bắn màu tung toé, giọt nước/ màu khắp nơi, làm nhòe màu vẽ, dính bẩn khắp quần áo/ đầu tóc, trộn màu với nhau,…). Rồi chúng khám phá ra sự vật vận động như thế nào (ví dụ như màu vàng và màu xanh lá cây trộn vào nhau thì sẽ ra màu gì), và làm thế nào chúng kiểm soát được mọi thứ theo ý muốn và nhu cầu (đặt các màu tách riêng nhau hay trộn vào để ra một màu mới).

Theo các chuyên gia tâm lý học, trái với xu hướng ngăn cấm, cha mẹ thậm chí còn phải hỗ trợ tích cực cho giai đoạn thích vẽ bậy này vì sự phát triển lâu dài của con. Thay vì chỉ đạo con không tạo ra những bức tranh nguệch ngoạc nhem nhuốc… theo trường phái "trừu tượng", thì cha mẹ cần để trẻ "lãnh đạo" và mình hỗ trợ con bằng cách khuyến khích con trong suốt quá trình này.

4. Xây dựng lòng tự tôn

Hỗ trợ con trong các hoạt động nghệ thuật là bạn đang tiến một bước dài trong việc xây dựng lòng tự tôn của chúng.

Thay vì cấm cản, hãy khuyến khích con vẽ bậy vì những lợi ích to lớn sau - Ảnh 3.

Sự sáng tạo và tò mò đạt tới ở đỉnh cao khi chúng đang ở giai đoạn dưới 6 tuổi, và cách tốt nhất để thực sự để cho chúng thưởng thức sự sáng tạo và tò mò của mình là thông qua nghệ thuật (Ảnh minh họa).

Bạn đừng tập trung vào kết quả của "tác phẩm nghệ thuật"; mục đích của việc này không phải là kiểm tra xem chúng có thể tạo được những tác phẩm tuyệt đẹp hay không. Mà mục đích là cho phép con khám phá một cách vui vẻ tất cả các công cụ mà chúng ta đưa cho chúng. Nghệ thuật khuyến khích con thể hiện bản thân và được vui vẻ.

Thêm vào đó, con không tập trung vào kết quả của tác phẩm nghệ thuật của mình, vì vậy bạn cũng đừng làm như vậy với con. Con không thể tự ý thức về những gì mình đang làm hay quan tâm đến sự hoàn hảo. Việc này chỉ là một công cụ nuôi dưỡng tâm hồn con, cho con biết rằng, "con có thể!", nhờ đó, làm tăng sự tự tin và tự hào bản thân của con. Như vậy đã là quá đủ, mẹ nhỉ?

Sự sáng tạo và tò mò đạt tới ở đỉnh cao khi chúng đang ở giai đoạn dưới 6 tuổi, và cách tốt nhất để thực sự để cho chúng thưởng thức sự sáng tạo và tò mò của mình là thông qua nghệ thuật. Nó mang tới cho trẻ cơ hội khám phá về môi trường xung quanh, mở rộng trí tưởng tượng, óc sáng tạo, đồng thời, nó cũng giúp ích trong quá trình phát triển về thể chất, xã hội và tình cảm của trẻ.

Vậy đó, mẹ hãy "mạnh dạn" để con bừa bộn một chút, mẹ nhé!

  Theo Trí Thức Trẻ 

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.