Trẻ thiếu kỹ năng sống vì phụ thuộc định hướng của cha mẹ

Đưa ra định hướng cụ thể giúp con nhìn nhận cuộc sống một cách chính xác hơn là điều mà các phụ huynh nên làm. Đừng ép buộc các con phải theo ý kiến của mình, không cho phép con tự trải nghiệm cuộc sống theo cách riêng là điều các ông bố bà mẹ nên tránh.

Đưa ra định hướng cụ thể giúp con nhìn nhận cuộc sống một cách chính xác hơn là điều mà các phụ huynh nên làm. Đừng ép buộc các con phải theo ý kiến của mình, không cho phép con tự trải nghiệm cuộc sống theo cách riêng là điều các ông bố bà mẹ nên tránh.

Cô đơn, đa nghi vì...nghe lời mẹ

Từ khi con còn nhỏ đến khi lớn khôn, chị Phạm Thị Thủy (Thanh Hóa) luôn dạy con phải cẩn thận và dè chừng với những người xung quanh. Trần Ánh Mai (con gái chị Thủy) vì thế chưa bao giờ có một người bạn thân. Mai luôn cho rằng những người bạn tìm tới và giúp đỡ cô đều vì một mục đích nào đó chứ không phải vì lòng tốt thật sự.

Mai cũng thường từ chối những lần bạn bè rủ đi ăn uống, vui chơi. Lý do là Mai luôn cho rằng người ta rủ mình đi ăn hôm nay, mình có trách nhiệm phải rủ người ta đi ăn lại vào ngày mai. “Chẳng ai cho không ai cái gì bao giờ!” - câu cửa miệng của chị Thủy giờ đã thành câu cửa miệng của Mai.
 
1.jpg
Vấp ngã sẽ giúp con trưởng thành hơn
Đầu năm 2016, Mai nằm trong danh sách 5 sinh viên được trường cử sang giao lưu với trường bạn ở Nhật Bản. Mải đi mua sắm nên Mai bị lạc. Khi đó, một người lạ mặt đến gần và ra hiệu hỏi Mai có cần chỉ đường giúp không. Cô bé lập tức lùi lại và nghĩ rằng người đối diện đang có ý đồ xấu với mình. Sau đó, người đó chạy xe đi. Chỉ một lát sau, cảnh sát tới và đề nghị giúp đỡ Mai. Khi đó, Mai mới biết rằng người tốt bụng kia đã chạy tới nhờ cảnh sát giúp đỡ cô bé lạc đường.

Cuộc sống có rất nhiều rủi ro nhưng không vì thế mà chúng ta mất lòng tin vào những người tốt...

Suy nghĩ cực đoan bởi thiếu niềm tin

Với câu hỏi ba hay mẹ có lỗi, đáp án mà Minh (15 tuổi, Q.Bình Thạnh, TPHCM) đưa ra luôn là ba. Cậu bé thân với mẹ hơn ba. Nếu như ba Minh luôn tỏ ra nghiêm khắc để răn dạy cậu điều hay, uốn nắn cho cậu thành người thì chị Nguyễn Thu Hồng (mẹ Minh) rất nuông chiều con, thậm chí coi con như một cậu ấm cần được bảo bọc từng li từng tí. Do dành nhiều thời gian với mẹ nên Minh bị ảnh hưởng nhiều bởi những suy nghĩ và tư tưởng của mẹ.

Cậu bé luôn cho rằng, ba cậu không quan tâm và thương yêu cậu và nguyên nhân lý giải cho hành động đó là ba cậu có một “gia đình nhỏ” ở ngoài. Chị Hồng đã tích cực “nhồi” vào đầu con những suy nghĩ xấu về ba đến mức thằng bé tỏ ra hỗn láo và có những cư xử không lễ phép với ba.

Sau này, khi ba và mẹ ly dị, Minh mới được biết sự thật người sai không phải là ba mà là mẹ cậu. Mẹ đã có “bồ” trong khoảng thời gian còn chung sống với ba. Ba rất buồn nên thường dành nhiều thời gian cho công việc hơn là về nhà. Mẹ của Minh vì muốn giữ con bên mình nên đã bịa ra câu chuyện về hình tượng ba xấu xí để đánh lạc hướng con.

Khi phát hiện ra chuyện này, Minh đã rất sốc. Cậu bé rơi vào trạng thái trầm cảm trong suốt thời gian dài.

Mỗi người trong chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống. Sẽ thế nào nếu con được sinh ra và phải dành cả cuộc đời để nhìn cuộc sống qua lăng kính của bố, của mẹ thay vì của chính mình? Có thể con sẽ vấp ngã, có thể con sẽ gặp nhiều thất bại. Điều quan trọng nằm ở chỗ những điều đó sẽ giúp con trưởng thành hơn, giúp con tự hình thành nhân sinh quan, thế giới quan cho riêng mình.

Theo Phụ nữ Việt Nam

kỹ năng dạy con

thói quen xấu

Giáo dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.