Vì sao dạy con bằng cách la hét chẳng có ích gì?

Nhiều cha mẹ đánh đồng việc la hét với thể hiện sự kiên quyết, không thỏa hiệp, buộc con phải vâng lời.

Nhiều cha mẹ đánh đồng việc la hét với thể hiện sự kiên quyết, không thỏa hiệp, buộc con phải vâng lời. Nhưng theo tôi, cách nghĩ đó là sai lầm.

Tôi luôn tin rằng la hét là la hét và sự kiên quyết, không thỏa hiệp có nghĩa là sức nặng, tầm ảnh hưởng trong hành động của cha mẹ - điều này chẳng liên quan gì tới việc to tiếng quát tháo cả.

Vi sao la het voi con cai chang co ich gi?

Hãy tự hỏi bản thân mình điều này: bạn có cho rằng có mối liên hệ nào đó giữa cường độ giọng nói của cha mẹ với mức độ học hỏi mà một đứa trẻ có thể tiếp thu? Tôi thì nghĩ mối liên hệ đó chắc chắn tồn tại. Và tôi tin, trẻ không học được gì nhiều, cũng chẳng tiếp thu được mấy điều cha mẹ định nói nếu cha mẹ cứ la hét, quát tháo vào mặt chúng.

Tôi biết có những người đồng ý với quan điểm trên của tôi. Một người bạn từng kể với tôi, rằng hồi bé, ba mẹ cô ấy rất hay la hét. Và giờ đây, khi đã lớn, cô ấy rất ghét việc đó. Nếu ai đó bắt đầu to tiếng lớn giọng với cô ấy, cô ấy lại cảm thấy muốn chạy trốn thật nhanh.

Vì sao trẻ cư xử không đúng?

Trước hết, hãy đặt câu hỏi này: Tại sao cha mẹ lại nghĩ la hét có thể khiến trẻ thay đổi hành vi? Phần lớn phụ huynh có thể không nhận ra, niềm tin sâu sắc vào việc trẻ con luôn có thể hành xử đúng mọi lúc mọi nơi là nguyên nhân thúc đẩy cơn giận dữ và việc họ la hét, quát tháo. Quan niệm này có nguồn gốc xa xưa từ những thế hệ trước – khi chúng ta cũng không ít lần bị cha mẹ la mắng, quát tháo, chúng ta tự ghi nhận hành động đó vào tâm thức và cho rằng, khi chúng ta làm cha mẹ, việc đó là cần thiết để thay đổi cách hành xử của trẻ.

Vi sao la het voi con cai chang co ich gi?
Để tôi hỏi bạn câu hỏi này: Nếu bạn tin rằng la hét, quát mắng có tác dụng, vậy tại sao bạn lại cần la hét nhiều hơn một lần để đạt được sự hợp tác từ đứa trẻ?

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, la hét, quát tháo một đứa trẻ chỉ tạo ra nỗi sự hãi, cảm giác căm giận, phẫn uất chứ không phải sự hợp tác. Nhiều nhà khoa học đã chứng minh, trẻ không nên bị buộc phải cư xử đúng trong mọi trường hợp – trẻ cần có những lúc cư xử sai hay không vâng lời, để từ đó, tự mình học được bài học cần thiết.

Trẻ thực sự cần các giới hạn, các quy định và việc dạy dỗ. Nhưng trẻ cũng cần không kém là sự thấu hiểu, sự cảm thông và tình yêu thương. Nếu một đứa trẻ bắt đầu quậy phá bằng cách ném tung đồ đạc, đứa trẻ đó phải được nhìn nhận giống như một con người đang gặp rắc rối trong việc kiểm soát hành vi và cần được giúp đỡ chứ không phải bị “đè” ra để la mắng hay nặng nề hơn là sỉ nhục.

Vi sao la het voi con cai chang co ich gi?

Điều cha mẹ nên dạy con thay vì la hét, quát tháo

Chúng ta cần thay đổi cách nhìn con trẻ và hành vi của chúng. Trẻ con đâu thức dậy mỗi sáng với kế hoạch sẽ hành xử tồi tệ, sẽ gây rối, sẽ phá phách, ngay cả khi chúng có cảm thấy bức bối và muốn làm vậy. Trẻ không phải “thứ” chuyên tạo rắc rối, gây phiền lòng và không nên bị đối xử như vậy.

Đặt mình vào hoàn cảnh, vào vị trí của trẻ để hiểu, để cảm thông và tìm cách xử lý tình huống chưa bao giờ là việc dễ dàng nhưng cũng là việc rất nên làm. Bản thân cha mẹ phải tìm hiểu kiến thức và phải rèn luyện khả năng kiềm chế cơn giận, hạn chế to tiếng quát mắng con như đếm 1-4, hít một hơi thật sâu... Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hành một số gợi ý sau để giúp trẻ vâng lời mà không cần “khản giọng”:

- Ngồi xuống ngang tầm với trẻ, để bạn gần với trẻ hơn, nhìn vào mắt trẻ để trẻ thấy bạn thực sự mong muốn hai bên cùng hợp tác sửa chữa vấn đề thay vì đứng ở vị thế cao hơn để tỏ quyền uy và áp đặt trẻ.

- Sử dụng ngôn từ ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu nhưng thái độ nghiêm nghị, kiên quyết khi cần nói cho trẻ biết bé đang làm sai điều gì.

- Nếu trẻ tiếp tục không hợp tác, cho trẻ thời gian để bình tĩnh lại – đây cũng chính là thời gian để bạn tìm lại sự cân bằng trong cảm xúc và tránh nổi giận đùng đùng – sau đó mới tiếp tục trò chuyện với trẻ để định hình cách làm đúng.

Theo Phụ Nữ Online


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.