Sinh viên chán học, bước tiếp hay từ bỏ?

Khi bước chân vào cánh cổng trường ĐH, không ít bạn trẻ sớm cảm thấy chán nản với ngành nghề mình đã lựa chọn và băn khoăn không biết mình nên bước tiếp hay dừng lại.

Khi bước chân vào cánh cổng trường ĐH, không ít bạn trẻ sớm cảm thấy chán nản với ngành nghề mình đã lựa chọn và băn khoăn không biết mình nên bước tiếp hay dừng lại.

Tại cuộc tọa đàm Nghề chọn bạn hay bạn chọn nghề trong khuôn khổ Ngày hội sách Việt Nam diễn ra tại công viên Thống Nhất Hà Nội, nhiều bạn trẻ bày tỏ những băn khoăn về việc chọn ngành, chọn nghề. Có những bạn trẻ sau khi đã vào học đúng ngành mình mơ ước nhưng lại sớm cảm thấy chán nản, phải chăng họ chọn nghề sai do chưa hiểu hết về đặc thù của ngành nghề và đam mê của bản thân? Vậy họ có nên học tiếp hay dừng lại để thi ngành khác?

Tọa đàm Nghề chọn bạn hay bạn chọn nghề

Bạn Minh, sinh viên năm nhất, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ngành CNTT là một trong những bạn trẻ gặp phải tình trạng này. Bạn chia sẻ: "Trước khi thi ĐH, em nghĩ là mình rất thích CNTT và quyết tâm thi vào ĐH Bách Khoa. Thế nhưng, sau khi học được 1 kỳ tại trường Bách Khoa, em lại cảm thấy rằng mình không thực sự yêu thích ngành này. Em không biết mình nên học tiếp hay dừng lại?"

Dưới đây là những lời khuyên của các diễn giả dành cho các bạn trẻ về việc nên làm thế nào khi cảm thấy chán ngành mình đang học.

1. Nên đi làm thêm

Anh Nguyễn Khánh Dương, tác giả bộ truyện đình đám Long Thần Tướng, sáng lập Comiccola và Phong Dương Comic: Anh cũng từng học CNTT nên anh biết, không chỉ một mình em mà có tới 80% sinh viên CNTT có chung tâm lý như vậy sau khi học xong nửa kỳ hoặc 1 kỳ… Chia sẻ dưới góc nhìn cá nhân thì giáo dục ĐH của mình hơi mang tính hàn lâm, thế nên, việc em chán là điều hoàn toàn dễ hiểu.


Nguyễn Khánh Dương từng học CNTT nhưng lại thành công ở vai trò biên kịch với các phẩm truyện tranh, và một số bộ phim sitcom như “Nhật Ký Vàng Anh”, “Bộ Tứ 10A8″...

Tuy nhiên, bây giờ em đã biết mình thực sự thích gì chưa? Em chưa biết mình thích gì thì anh cũng khó có thể đưa ra lời khuyên được… Còn nếu em cảm thấy học ở trong trường chán và không biết sẽ làm gì tiếp thì em nên đi làm thêm ở ngoài. Hiện tại, rất nhiều công ty có nhu cầu tuyển sinh viên, đặc biệt là sinh viên ĐH Bách Khoa. Đừng nghĩ là mình năm thứ nhất thì không biết làm gì. Hè này, em nên tìm hiểu và tìm một công việc part-time liên quan đến CNTT. Như vậy, sang năm thứ 2, có thể em vẫn chán học ở trường nhưng em sẽ không chán CNTT nữa…

2. Từ bỏ hoặc học thêm ngành yêu thích

Ông Kim Rando, Giáo sư Đại học Seoul Hàn Quốc, tác giả cuốn sách Tương lai nghề nghiệp của tôi:

Tôi nghĩ câu hỏi của bạn không chỉ dành riêng cho sinh viên CNTT mà hầu hết các bạn đang ngồi ở đây nếu từng đi học hoặc đang ngồi trên ghế nhà trường đều có cảm giác chuyên ngành mình đang theo đuổi có gì đó không phù hợp. Tôi sẽ trình bày 2 khả năng cơ bản:


Ông Kim Rando hiện là tác giả 12 cuốn sách top best seller tại Hàn Quốc

Thứ nhất, bạn hãy bỏ chuyên ngành mình đang học. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì bạn phải có một phương án thay thế để giúp bạn quyết định xem mình có dám từ bỏ ngành học mình đang theo đuổi hay không. Thay đổi con đường phát triển của mình cũng không phải là điều gì quá đáng sợ, bởi vì ngay trong xã hội, rất nhiều người mà công việc họ đang làm không hề liên quan đến chuyên ngành của họ hồi ĐH...  Thế nên, các bạn không nhất thiết phải theo đuổi đến cùng ngành mình đã học từ năm thứ nhất.

Thứ hai là bạn không nên từ bỏ chuyên ngành của mình bây giờ, nhưng làm cách nào để chúng ta vẫn duy trì được con đường khởi nghiệp trong tương lai? Tôi có thể giải thích công việc đó theo hai chiều như mũi dệt dọc và mũi dệt ngang trong công nghệ dệt. Khi ta mặc một cái áo trên người thì cái áo đó phải được làm ra từ hai mũi dệt dọc và ngang để có một mảng vải hoàn chỉnh. Trong công việc ta cũng không thể đi thẳng theo một hướng mà bao giờ khi tiến hành công việc cũng có một sợi dọc và một sợi ngang đan xen vào và ảnh hưởng đến công việc của bạn.

Ngoài công việc IT, như bạn nói, bạn còn quan tâm đến ngành luật phải không? Trong thực tế, có nhiều người là kỹ sư CNTT, nhưng không phải kỹ sư CNTT nào cũng có kiến thức về luật. Vậy nên có thể thấy một hướng đi là: bạn duy trì chuyên ngành mình đang học đồng thời bổ sung thêm một chuyên ngành khác để tạo sự khác biệt, để không ai có thể sánh được với mình trong lĩnh vực đó.

Có thể bây giờ quan tâm đến luật, nhưng học đến năm thứ 2-3-4 bạn sẽ chuyển sự quan tâm đến ngành khác như văn học, kinh tế... Đến lúc đó, hãy tìm chuyên ngành thích hợp để phối kết hợp với chun ngành chính bây giờ là IT.

3. Học thêm kỹ năng mềm

Chị Nguyễn Hà Linh, CEO TT Ngoại ngữ IBEST, người sáng lập chuỗi Cà phê Cộng và Koh Samui Hut: Thực ra, việc bạn Minh chia sẻ cũng là băn khoăn của nhiều bạn trẻ hiện nay. Tôi cũng đồng ý với anh Khánh Dương và ông Kim Ronadol. Khi bạn không chắc là bạn có thực sự mun làm việc chuyên ngành đó hay không, hãy mạnh dạn làm các công việc part-time. Bản thân tôi cũng làm thêm rất sớm từ hồi cấp 3 như gia sư, cộng tác với Language Link, thậm chí cả công việc về bất động sản… Tôi nhảy nhiều nghề không phải là tôi chán nghề nhanh mà là tôi muốn thử sức xem mình thực sự phù hợp và yêu thích công việc nào.


Hà Linh - bạn gái 8x năng động, bắt đầu khởi nghiệp từ khi là một sinh viên năm nhất và đã có hơn 10 năm lăn lộn kinh doanh và không ngừng học hỏi

Khi cảm thấy nghề mình đang học chưa ổnthì bạn nên lựa chọn học thêm văn bằng 2 hoặc học thêm kỹ năng mềm khác… Trong số đó, tôi thấy học tiếng Anh rt quan trọng. Dù chuyên ngành của bạn rất tt nhưng bạn thiếu tiếng Anh cũng là trở ngại…. Khi đi xin việc, bạn khả năng sử dụng tiếng Anh tốt sẽ là thước đo để nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn.

 V.K/VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.