Gian nan chuyện... xóa xăm

Xăm đã khổ, xóa xăm còn nan giải hơn rất nhiều lần.

Chán vết xăm hình con bướm sau ót, Thanh Ngọc tìm nơi để "thanh lý" dấu ấn một thời của mình. Tuy nhiên, tìm hiểu một số nơi, cô vẫn thấy chưa đủ can đảm để tiến hành. Theo thư yêu cầu của Thanh Ngọc và một số bạn đọc khác, chúng tôi đã thu thập các thông tin liên quan đến xóa xăm.

Nhiều kỹ thuật xóa xăm

Khi xăm mình, kim xăm sẽ đưa mực vào sâu bên dưới lớp da. Để xóa những hình xăm, các bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp như chiếu laser, mài da, gây vết sẹo mới (scarification), IPL (Intense Pulsed Light, một dạng dùng ánh sáng khác) và phẫu thuật. Trong các kỹ thuật nói trên, việc xóa xăm bằng laser là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

- Salabrasion: Phương pháp ngâm vết xăm trong dung dịch muối, nó có thể được kết hợp với mài da. Kỹ thuật chỉ có hiệu quả khi vết xăm nông và đòi hỏi phải qua nhiều lần điều trị và thường chỉ làm phai nhạt vết xăm.

(Ảnh minh họa)

- Tạo vết sẹo mới để che lấp vết xăm. Với phương pháp này, kỹ thuật viên sẽ dùng hóa chất để lột da. Các hóa chất được dùng có thể là trichloroacetic a-xít (TCA) nồng độ 25%. Ngày nay kỹ thuật này hiếm khi được sử dụng.

- Phẫu thuật loại bỏ vết xăm. Nếu diện tích vết xăm nhỏ, bác sĩ phẫu thuật sẽ khâu lại, với vết xăm to, bác sĩ phải lấy da nơi khác ghép vào. Cách này thường chỉ áp dụng khi tất cả các phương pháp khác thất bại vì cũng sẽ để lại sẹo.

- Xăm chồng lên hình xăm cũ là phương pháp phổ biến, nhưng dễ gây tổn thương cho da và nguy cơ để lại sẹo khá cao.

Bác sĩ sẽ chọn màu xăm tiệp với màu da để xăm chồng lên vết xăm cũ. Tuy nhiên, việc chọn lựa màu xăm tiệp với màu da là điều không đơn giản và vết xăm chồng này trông không được tự nhiên...

Xóa xăm bằng tia laser

Đây là phương pháp được dùng nhiều nhất. Công nghệ laser cho phép phá hủy mực xăm trong da. Các phân tử mực xăm bị hệ miễn dịch của cơ thể loại bỏ.

Mỗi loại laser và bước sóng phải phù hợp với các loại màu mực xăm khác nhau. Ví dụ như công nghệ Q-switched laser có bước sóng 1.064nm dùng để phân hủy màu đen, trong khi mực đỏ đòi hòi phải điều trị với laser có bước sóng 532nm. Màu xanh lá cây phải dùng bước sóng 650nm. Đối với màu xanh da trời, cần dùng bước sóng 585nm...

Lợi thế của phương pháp xóa xăm bằng laser rất an toàn, nguy cơ gây tổn thương da cực kỳ thấp.

Thời gian đầu các bác sĩ dùng Laser CO2 để xóa xăm, nhưng loại này mang lại hiệu quả thẩm mỹ không cao. Với sự phát triển của công nghệ, các vết xăm phức tạp hơn vẫn có thể xóa được mà không để lại vết sẹo có thể thất trên da. Đó là khi bác sĩ áp dụng laser mới như Q-switched Nd-YAG, Laser Rub.

Phản ứng phụ nếu có

Phương pháp điều trị bằng Laser cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ như giảm sắc tố da (hypopigmentation) với biểu hiện mất đi màu da hoặc tăng thâm nhiễm da (hyperpigmentation).

Trong một số trường hợp laser gây ra phản ứng dị ứng, bạn cần có biện pháp bảo vệ vùng da mới xóa xăm.

Dùng thêm kem chống nắng và tránh tối đa tiếp xúc ánh nắng mặt trời (tránh tia cực tím) để da không bị nám là một cách bảo vệ vùng da sau khi xóa xăm.

Thông thường, chi phí tẩy xóa hình xăm cao gấp bội chi phí xăm .Giá cả và thời gian tẩy xóa hình xăm thường phụ thuộc vào diện tích (được tính bằng xăng-ti-mét) độ sâu cũng như loại màu được sử dụng trong khi xăm.

Cẩn thận vẫn hơn

Các bác sĩ khuyên mọi người nên suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định xăm mình. Xóa hình xăm không đụng đến hóa chất nhưng cũng chịu tác động của laser. Để đảm bảo an toàn, bạn cần chú ý những điều sau:

- Chỉ thực hiện xóa xăm tại nơi có uy tín cao như các bệnh viện hoặc những thẩm mỹ viện có bác sĩ và có giấy phép của Sở Y tế.

- Nếu xóa xăm bằng laser, bạn cần chọn các loại laser xung ngắn không hủy da.

- Không nên xóa xăm bằng các loại hóa chất khi không rõ nguồn gốc, tác dụng, hậu quả...

- Không nên xóa xăm bằng cách xăm chồng lên màu khác vì kết quả khó đảm bảo và khắc phục hậu quả về sau.

Bạn biết chưa?

Trước khi thực hiện xóa xăm, bác sĩ sẽ làm tê 10% vùng da cần xóa xăm.

Để khoảng từ 5 - 10 phút để thuốc tê ngấm, chuyên viên sẽ dùng những dầu laser có mức độ tùy thuộc vào độ sâu, nông của mực xăm để chiếu vào vết xăm.

Thời gian trung bình thực hiện xóa xăm chân mày khoảng 15 - 20 phút. Thời gian có thể kéo dài hơn nếu vết xăm có diện tích to và sâu hơn.

Có những hình xăm chỉ cần xóa một lần là xong. Tuy nhiên, với những hình xăm có diện tích lớn, việc xóa xăm cần được thực hiện nhiều lần và phức tạp hơn.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.