Nhiễm độc vì “thuốc” làm đẹp

Đánh vào tâm lý người tiêu dùng (NTD) muốn mau chóng có một thân hình đẹp, làn da mịn màng, khỏe mạnh đầy sức sống, thời gian gần đây, trên mạng Internet xuất hiện nhan nhản các mẫu quảng cáo rao bán các loại "thuốc" vừa có tác dụng làm đẹp, vừa ngăn ngừa hoặc "chữa" được nhiều loại bệnh cho người sử dụng.

"Mô hình" này cũng đã nhanh chóng phát triển rộng khắp với đội ngũ nhân viên giới thiệu sản phẩm, bán hàng, nhưng không có chuyên môn… Hậu quả là đã có không ít người sử dụng bị nhiễm độc, ngộ độc…

Cẩn thận với nhiều loại thực phẩm chức năng

Trong năm 2009, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã cảnh báo, yêu cầu người dùng ngưng ngay một loại thực phẩm giảm cân có tên Hydroxycut (được quảng cáo là thuốc giảm mỡ) vì gây tổn hại cho gan. Hydroxycut rất được người ăn kiêng và tập luyện thể hình sử dụng rộng rãi và trước khi bị cảnh báo, loại thực phẩm giảm cân này cũng đã có mặt ở thị trường Việt Nam.

Qua kiểm tra, Đội QLTT 5A cũng phát hiện tại kho hàng của Xí nghiệp Đông lạnh Thắng Lợi (107/41D Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, kho hàng cho một số đơn vị thuê) chứa thực phẩm chức năng (TPCN) và trà giảm béo không rõ chất lượng do Trung Quốc sản xuất gồm: 2.900 hộp TPCN Vị Tự An và 3.000 hộp TPCN Nam Thận Bảo (loại 0,4g, 12 viên/vỉ, 4 vỉ/hộp), 240 hộp trà giảm béo Bailing (loại 2g/túi, 20 túi/hộp) và 160 hộp trà giảm béo Sanye Anti Adipose tea (loại 2g/túi, 30 túi /hộp). Trị giá số hàng trên gần 275 triệu đồng, đã bị cơ quan chức năng tịch thu tiêu hủy…

Điều đáng nói là hiện nay trên thị trường, các loại TPCN (chủ yếu giảm cân) xuất hiện với vô số sản phẩm từ dạng trà đến dạng viên uống như tân dược hay các loại thực phẩm dùng thay cho bữa ăn, nhưng chưa được các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ. Chính vì vậy, với loại thực phẩm này, nhiều nhà sản xuất, phân phối đã quảng cáo quá lố, thậm chí cố tình để NTD hiểu sai lệch công dụng của sản phẩm (vừa có tác dụng làm đẹp, vừa chữa được nhiều loại bệnh). Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy, có nhiều loại TPCN quảng bá "rất kêu" nhưng khi sử dụng lại trái ngược với nội dung quảng cáo.

Tại diễn đàn "TPCN - thị trường và tiềm năng", ông Từ Minh Thiện - Giám đốc ITPC cho rằng: Đến nay, quản lý TPCN vẫn còn bỏ ngõ. Các nước rất quan tâm đến vấn đề truy nguồn gốc sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất cũng phải tuân thủ, phải có chứng nhận chứ không phải kêu gọi lòng tin; BS Trần Văn Ký - phụ trách an toàn vệ sinh thực phẩm phía Nam (Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam) cũng khuyến cáo không nên quá lạm dụng vào TPCN để giảm cân…

… đến mỹ phẩm độc hại

Trong tham luận tại Hội thảo "Người Việt dùng mỹ phẩm Việt an toàn" của DS Phạm Hữu Hiền - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM cho biết: Trong thực tế, nhiều hãng mỹ phẩm đã sử dụng nhiều nguyên liệu tá dược không thông qua chấp thuận của cơ quan FDA để sản xuất. Một cuộc khảo sát qua mạng cho thấy, trung bình mỗi ngày có 9 người sử dụng 9 loại sản phẩm có chứa 126 hóa chất khác nhau.

Đối với phụ nữ, có 250 ngàn người sử dụng 15 loại sản phẩm mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ có 1% sản phẩm trong khảo sát này đã được ngành mỹ phẩm nghiên cứu khảo sát tính an toàn. Khoảng 30% sản phẩm chứa ít nhất một tá dược nằm trong danh sách hóa chất gây ung thư cho người. 70% thuốc nhuộm tóc có chứa thành phần có nguồn gốc từ hắc ín có nguy cơ gây ung thư. Khoảng 70% sản phẩm được khảo sát có chứa thành phần tạp chất gây nguy hiểm cho sức khỏe NTD.

Các tá dược được cảnh báo gây nguy hiểm cho sức khỏe NTD như: Dung môi Isopropyl alcohol làm khô da, kích ứng da, loại bỏ lớp acid bảo vệ da khiến da dễ bị nhiễm trùng. Có thể tạo các nốt nâu trên da làm da mau lão hóa; chất bảo quản nhóm paraben có độc tính dễ gây dị ứng, làm da nổi mẩn đỏ. Thực nghiệm cho thấy có tương tác với hoạt động của gen.

Vì vậy, một số quốc gia đã cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc cảnh báo không an toàn khi sử dụng cho mỹ phẩm; hương liệu fragance trên nhãn mỹ phẩm bao gồm 4.000 hóa chất khác nhau. Có loại có khả năng gây ung thư hoặc nằm trong danh sách độc chất của FDA. Các khảo sát lâm sàng cho thấy hương liệu này có tác động trên hệ thần kinh trung ương gây trầm cảm, kích ứng và tăng nhạy cảm da; Kim loại độc như thủy ngân có trong một số kem thoa mụn để làm chất bảo quản. Son môi cảnh báo có hàm lượng chì vượt mức quy định trong đó có cả sản phẩm của một số hãng có thương hiệu lâu năm…

Theo DS Phạm Hữu Hiền, sự gia tăng sử dụng các hóa chất tổng hợp trong ngành mỹ phẩm là do rẻ tiền, an định và dễ bảo quản đã biến các loại sản phẩm có vẻ như vô hại thành những hỗn hợp độc chất có tác dụng gây ung thư khi sử dụng trong thời gian dài. Dù cho vô số hóa chất độc hại được đưa vào trong mỹ phẩm đã được cảnh báo là gây ung thư nhưng vẫn được dùng vì mỹ phẩm không được quan tâm như thuốc và phẩm chức năng.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.