Phấn nền nào cho bạn?

Để trang điểm hoàn hảo, điều bạn cần đầu tiên là lớp phần nền phù hợp với loại da của mình.

Màu be, màu hồng, màu mơ, dạng bột hay dạng lỏng... bạn băn khoăn không biết chọn phấn nền như thế nào cho phù hợp? Vài gợi ý sau sẽ giúp bạn.

Bước 1: Chọn theo tính chất của da

Da khô: Phấn nền dạng lỏng (liquid foundation) là lựa chọn tốt nhất, vì nó có chất giữ ẩm cao, không gây tình trạng khô, sần sùi cho bề mặt da.

Da nhờn: Thường đi kèm với lỗ chân lông to và bề mặt da bóng nhẫy. Phấn nền dạng bột (powder) sẽ giúp da giảm bóng.

Da hỗn hợp, da thường: Không kén chọn phấn nền, nhưng nên ưu tiên loại có chức năng giữ ẩm da.

Trên thị trường hiện có nhiều loại phấn nền pha trộn giữa loại này với loại kia. Dạng bột nén (pressed-powder) không dành cho da khô. Dạng kem bột (cream-to-powder) không thích hợp cho da nhờn và da khô nhưng dùng tốt cho da thường.

Bước 2: Chọn theo màu da

Thông thường phấn nền màu be dễ kết hợp với các mỹ phầm trang điểm khác trên mặt hơn là loại phấn nền màu hồng.

Bạn hãy căn cứ theo nguyên tắc đánh phấn nền để da sáng hơn nhưng vẫn hợp màu da thật. Thử trên mặt trước khi mua sẽ giúp bạn chọn chính xác hơn.

Cấp độ đậm nhạt của màu phấn được mỗi hãng thể hiện theo cách khác nhau, có thể theo nhóm màu nhưng cũng có thể qua các con số từ nhỏ đến lớn.

Mẹo nhỏ khi dùng phấn nền

Dùng phấn nền có chỉ số SPF sẽ giúp ngăn chặn tác hại của ánh nắng.

Phấn dạng lỏng có thể bị tách lớp, hãy lắc đều trước khi dùng.

Phấn nền dĩ nhiên được thoa lên mặt và cổ, vì thế đừng bao giờ thử nó trên bàn tay hoặc cánh tay khi chọn màu, hãy thử trên mặt.

Nếu phấn dạng lỏng quá đặc, hãy cho thêm vài giọt kem giữ ẩm khi thoa để làm mỏng lớp phấn.

Để phấn bám lâu, hãy bắt đầu bằng việc thoa kem dưỡng da. Sau đó, thoa phấn nền dạng lỏng. Chờ vài giây cho da thật khô, sau đó thoa thêm lớp phấn bột.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.