Tác hại của nước hoa fake

Trên khắp các diễn đàn, blog hiện nay tràn ngập những quảng cáo hấp dẫn về nước hoa fake, kiểu như: "Hàng fake 1 của Sing đẹp, sắc sảo, mẫu mã giống đến 90% chai thật với giá chỉ từ 100-200K". Đối tượng mà nước hoa fake nhắm tới đến có cả sinh viên.

Những lời quảng cáo mật ngọt

Nước hoa fake là nước hoa thiết kế giống hệt về tên, nhãn mác, kiểu dáng và có mùi rất giống với chai nước hoa thật. Đặc biệt, một số nơi đã sản xuất được nước hoa fake gần như là bản sao của những nhãn hiệu hàng đầu thế giới. Nước hoa fake không được kiểm tra, kiểm định độ an toàn hay quản lý theo quy định của pháp luật vì đây là ngành công nghiệp trái phép.

Nước hoa fake đã có ở thị trường Việt Nam từ lâu và nhiều người có thói quen sử dụng nước hoa fake. Lượn một vòng trên khắp các blog, các trang web mua bán, người mua hàng dễ dàng bắt gặp những lời quảng cáo rất hấp dẫn về nước hoa fake kiểu như: "Nước hoa nhập từ Malaysia giá siêu rẻ, chỉ với 110K đến 220K bạn đã có trong tay một sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Chất lượng tương đương với hàng xịn, đảm bảo sẽ làm bạn cực kỳ hài lòng".

Nước hoa fake là nước hoa thiết kế giống hệt về tên, nhãn mác, kiểu dáng và có mùi rất giống với chai nước hoa thật (Ảnh minh họa)

Thậm chí, nhiều web bán nước hoa fake còn đảm bảo nguồn hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ, UK. Khác biệt duy nhất theo những người bán là: "Giống đến 90% hàng thật từ mẫu mã đến mùi hương nhưng độ bám mùi không lâu bằng nước hoa thật do có ít tinh dầu hơn". Lời quảng cáo hấp dẫn đã thu hút được nhiều khách mua hàng, đặc biệt là sinh viên vì đánh trúng vào tâm lý muốn được sở hữu những hương thơm nổi tiếng trên thế giới với giá chỉ bằng 1/10 so với chai nước hoa thật.

Nhiều loại nước hoa fake giống thật đến nỗi người mua (với giá hàng xịn) chỉ sau một thời gian dùng mới phát hiện ra.

Liên (SV năm 3 - HV BC&TT) là tín đồ của nước hoa. Một lần dạo qua trang web muare, Liên thấy topic rao bán chai nước hoa Curious của Briney Spear với giá chỉ 500K kèm lời quảng cáo là hàng xách tay bên Anh. Đến nơi kiểm tra qua thấy hộp nước hoa có nhãn mác đàng hoàng giống hình ảnh trên web nên Liên mua về dùng. Nhưng sau vẻ hoàng nhoáng của lớp nilon là vỏ hộp bên trong bị cắt dán lung tung, code dưới chai có dấu hiệu bị tẩy xóa còn mùi hương của chai nước hoa nồng nặc mùi cồn.

Có gì trong một chai nước hoa fake

Rước một chai Nina Ricci 50ml fake với giá 200K qua một shop online trên mạng về nhưng Quỳnh Anh (SV năm 3 ĐH Ngoại ngữ) chỉ dùng đúng một lần vì "ban đầu xịt mình cảm thấy có mùi thơm nhưng hơi rát ở cổ tay do có nhiều cồn. Sau 2 tiếng thì mùi thơm ban đầu không còn mà chỉ còn lại mùi cao su cháy".

Sự thật là để cho ra đời một chai nước hoa thật, các hãng đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để nghiên cứu về thành phần cũng như tiến hành nhiều thử nghiệm để đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng. Còn nước hoa fake sử dụng những chất hóa học để tạo mùi thơm. Một nghiên cứu tại Manchester được Hiệp hội chống hàng giả của Anh (ACG) báo cáo đã phát hiện ra trong nước hoa fake có chứa... nước tiểu được dùng thay thế chất ổn định trong nước hoa thật.

Ngoài ra, một số thành phần khác được tìm thấy trong nước hoa fake như: vodka và cetyl cedrene (hóa chất được dùng trong chế tạo chất dẻo và cao su). Một số nơi còn sử dụng nước hồ chưa qua xử lý để sản xuất nước hoa.

Mối đe dọa với sức khỏe của bạn

Những lý do được các bạn sinh viên đưa ra khi quyết định chọn mua nước hoa fake thường là: "Nước hoa thì dùng fake thôi cho kinh tế, cũng chẳng khác gì nhiều mà giá rẻ hơn" hay "nước hoa mình chỉ xịt vào người thôi chứ không bôi trực tiếp lên da như mỹ phẩm nên dùng hàng giả cũng chẳng sao, vẫn thơm mà giá lại rẻ".

Cùng với suy nghĩ như vậy, Trang (25 tuổi, NV văn phòng) sau vài ngày xịt nước hoa fake đã phải đến Viện Da liễu để khám vì vùng da ở sau tai nơi tiếp xúc với nước hoa bỗng thành những vẩy trắng và mẩn ngứa. Viện Da liễu Trung ương mỗi năm tiếp nhận không ít ca dị ứng với mỹ phẩm giả trong đó có dị ứng với nước hoa mà biểu hiện là da bị sạm đi và viêm da mãn tính như ngứa, bong da, da nổi mẩn đỏ, đôi khi có thể tạo thành những mảng phát ban đỏ, sưng phù nề và nổi bóng nước. Vị trí thường viêm da khi tiếp xúc với nước hoa fake như: cổ tay, sau tai, gáy, cổ. Sau khi chữa khỏi những chỗ này có thể để lại vết thâm hay sẹo.

Đối với những người có làn da nhạy cảm thì những tác hại sẽ phản ứng ngay bên ngoài còn đối với những người khỏe mạnh, có thể có thể không phản ứng tức thời. Bác sĩ Đỗ Văn Khoát, khoa Da liễu, Viện 108 lưu ý: "Những người có làn da nhạy cảm hay mắc các bệnh về đường hô hấp như hen, viêm xoang... phải thật thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm hay nước hoa có nguồn gốc không rõ ràng. Nếu xảy ra dị ứng hay có triệu chứng khác thường thì phải đến bệnh viện khám và chữa trị kịp thời".

Sử dụng nước hoa fake, bạn đang làm giàu cho những kẻ phạm pháp

Theo báo cáo của ACG thì hàng năm, thị trường nước hoa fake ở Anh thu về tới 315 triệu bảng dựa vào những nhãn hiệu của hãng nước hoa nổi tiếng dẫn đến lợi nhuận của những công ty hợp pháp giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động như lương ít hơn, thậm chí dẫn đến mất công ăn việc làm.

Bạn có thể phải trả nhiều thuế hơn cho những sản phẩm thật vì những người sản xuất và sử dụng nước hoa fake không phải trả bất kỳ loại thuế nào. Sản xuất nước hoa fake là công việc phạm pháp ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

20 dấu hiệu nhận biết nước hoa Fake

Trang web nước hoa Perfume.com đã đưa ra 20 điểm giúp bạn tránh nhầm lẫn giữa nước hoa chính hãng và nước hoa fake.

- Nguồn hàng: Bạn phải chắc rằng mình mua nước hoa ở những địa chỉ uy tín, không mua ở những shop đại trà hay mua ở chợ.

- Chất lượng giấy bóng kính: Chất lượng phải đều nhau, sáng, bóng, không hoặc ít xước, cảm nhận được độ dày và độ trong của giấy bóng kính.

- Dấu niêm phong của giấy bóng kính: Kiểm tra xem có thừa keo dán hay có sử dụng băng dính hay không.

- Hộp ngoài: Màu sắc, chất lượng hộp, độ dày của hộp, những nếp gấp của hộp, gờ hộp. Hãy để ý xem có dấu hiệu của sự cắt dán không.

(Ảnh minh họa)

- Kỹ thuật in: Kiểm tra những thông tin in trên hộp xem có chính xác không về kích cỡ, nơi sản xuất, logo, thương hiệu. Bạn hãy kiểm tra kỹ xem có lỗi chính tả hay lỗi kỹ thuật nào không.

- Số đợt sản xuất: Thường in ở đáy hộp.

- Hộp bên trong: Thường là bìa gấp chống sốc cho chai nước hoa. Kiểm tra chất liệu, màu sắc và kích cỡ của lớp bìa này.

- Hình dạng chai nước hoa: Kiểm tra chất lượng chung - chiều cao - chiều rộng - hình dạng cơ bản và thiết kế theo kiểu mẫu trên trang web.

- Chất lượng thủy tinh: Lớp thủy tinh trong, không vẩn đục, không nếp gợn, không có bong bong khí.

- Nắp lọ: Kiểm tra kích cỡ, màu sắc, hình dáng, nắp lọ có kín không.

- Đầu xịt: Thường êm, nhẹ nhàng, không bị kẹt.

- Ống xịt trong chai: Kiểm tra độ dày, độ dài và màu sắc. Thông thường ống thường trong, nhỏ và cong.

- Nhãn chính của chai: Chất lượng in phải tốt, đúng kích cỡ, vị trí cân xứng, ngay ngắn, keo dán không bị gờ, nổi.

- Nhãn dưới đáy chai: Kiểm tra kích thước, vị trí, in chữ bé nhưng rất rõ ràng và dễ đọc, có số series trùng với số đợt sản xuất in ở đáy hộp.

- Mã vạch: Kiểm tra số, kích thước của mã vạch, có thể quét quq máy đọc mã vạch.

- Màu của nước hoa: Nước hoa màu sắc đều, không đực hay có vân.

- Độ sánh của nước hoa: Độ sánh vừa đủ, không có quá nhiều dầu.

- Mùi nước hoa: Mùi nước hoa thật không hăng, không nhiều cồn.

- Thời gian bám mùi: Nước hoa thường có nhiều mùi hương theo thời gian và mùi hương cuối phải bám được ít nhất 2-3 tiếng.

- Phản ứng dị ứng: Kiểm tra xem sau khi xịt có tình trạng ngứa, có vết bẩn lưu trên da hay có phát ban không. Nếu có, rất có thể bạn mua phải nước hoa fak

Theo Ngọc Mai



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.