Tạo dáng cho đôi mắt

Bạn đang thở dài vì mí mắt bị sụp do tuổi tác? Có một số giải pháp giúp bạn cứu vãn được tình thế?

Ở tuổi trung niên, dưới tác động của quá trình lão hóa, da mặt giảm dần tính đàn hồi khiến vùng da ở mí trên bị chùng xuống. Đó chính là dấu hiệu của tình trạng sụp mí mắt.

Trên thực tế, sụp mí mắt có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ cô gái 18 tuổi cho đến những người già. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sụp mí mắt do giảm cân quá nhanh sau khi điều trị chứng béo phì, những người có cấu tạo da khô hoặc do tình trạng giảm trương lực cơ mí, do quá trình sinh lý bình thường ở người lớn tuổi.

Không phải đợi đến khi mí mắt đã sụp nhiều, bạn mới biết mình bị sụp mí mắt. Có một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng này sớm. Từ đó, bạn có thể tìm cách để can thiệp kịp thời.

Những dấu hiệu nhận biết sớm

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng sụp mí mắt thường rõ rệt vào buổi sáng. Khi vừa mới ngủ dậy, bạn cảm thấy rất khó mở mắt. Đôi mắt trở nên nặng nề và có khi phải đưa tay để đẩy phần mí trên mắt ra mới mở mắt được. Dấu hiệu thứ hai dễ nhận thấy hơn là vùng da mí trên trễ xuống, tạo cho mí mắt nhiều nếp nhăn, trông rất mất thẩm mỹ.

Nếu trong sinh hoạt, bạn cảm thấy hơi khó nhìn mọi vật xung quanh hay mỗi khi chớp mắt, mở mắt, bạn phải nhăn trán hoặc ngẩng đầu lên cao mới có thể nhìn được, tình trạng này cho biết ụp mí mắt đang diễn biến ngày càng nặng.

Với những người bị sụp mí mắt nặng do để lâu không điều trị, vùng da mí trên có thể trễ qua cả bờ mi và cản trở tầm nhìn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến giảm thị lực.

Ngoài giảm khả năng nhìn, sụp mí mắt còn khiến bạn trông xuống sắc. Do đó, nếu nhận ra mình có dấu hiệu bị sụp mí mắt, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ để có giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt.

Giải pháp cho cửa sổ tâm hồn

Sụp mí mắt do nguyên nhân tuổi tác thường dễ điều chỉnh hơn do những nguyên nhân khác. Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược, cho biết: “Hiện nay việc điều trị sụp mí chủ yếu được thực hiện bằn nhiều cách như vật lý trị liệu, phẫu thuật… khi bệnh nhân đến khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ sụp mí và khả năng hoạt động của cơ năng mí để quyết định cách điều trị sao cho hợp lý”.

Nếu tình trạng sụp mí chỉ ở mức độ vừa phải, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ phần da thừa ở mí trên. Việc này được thực hiện như một cuộc tiểu phẫu và tiến hành rất nhanh, chỉ từ 15 – 20 phút là hoàn tất. Bệnh nhân có thể về nhà ngay sau đó. Nếu bị sụp mí trên dư thừa, bác sĩ còn phải can thiệp vào phần cơ nâng mí. Cụ thể là bác sĩ sẽ làm ngắn cơ năng mí và cắt bỏ một phần cơ vòng mí.

Một biện pháp cũng rất hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng sụp mí mắt là treo mí bằng chất liệu chỉ silicon. Thế nhưng, phương pháp này rất hiếm khi áp dụng trong trường hợp sụp mí mắt do tuổi tác, chủ yếu dùng khi bệnh nhân sụp mí do bệnh lý.

Ngoài những cách trên, còn có phương pháp phẫu thuật để đặt miếng vật lý trị liệu có tác dụng nâng cơ mí. Sau một thời gian, miếng vật lý trị liệu sẽ tự tiêu.

Việc phục hồi hình dạng mí trên tùy theo phương pháp phẫu thuật. Từ lúc phẫu thuật đến khi lành mất khoảng 1 – 2 tuần.

Hiện nay, có một số người thắc mắc: phương pháp phẫu thuật chỉnh sụp mí mắt nghe đơn giản nhưng có thể gây nguy cơ lộn mí trên do cắt da quá nhiều.

Theo các bác sĩ, việc lộn mí là biến chứng hoàn toàn có thể gặp phải nếu bác sĩ thực hiện phẫu thuật ít kinh nghiệm. Tình trạng này sẽ khiến bạn gặp nhjều khó khăn khi nhắm mắt. Nguyên nhân là do điều chỉnh cơ quá mức, nếp mí trên không nằm đúng vị trí. Do đó, bạn nên đến chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện có uy tín để được bác sĩ tư vấn kỹ phương pháp phù hợp.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.