Nhà giàu Trung Quốc buôn tranh để rửa tiền

Tác phẩm nghệ thuật đã vượt qua bất động sản, chứng khoán, sòng bạc tại Macao và tài khoản ngân hàng nước ngoài để trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho những nhà giàu Trung Quốc muốn giấu giếm khoản thu nhập không chân chính.

Tác phẩm nghệ thuật đã vượt qua bất động sản, chứng khoán, sòng bạc tại Macao và tài khoản ngân hàng nước ngoài để trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho những nhà giàu Trung Quốc muốn giấu giếm khoản thu nhập không chân chính.

Các nhà sưu tập nghệ thuật thực sự đã từ chối tham gia đấu giá tấm huy chương của nhà độc tài quân sự Tưởng Giới Thạch diễn ra vào ngày 24/8 vừa qua. Tấm huy chương vẫn được mang ra bán đấu giá tại Hong Kong dù Bộ Quốc phòng Đài Loan khẳng định đó là đồ giả. Họ cho rằng huy chương thật đã được chôn cùng thi hài của tướng này vào năm 1975.

Đây chỉ là một trong rất nhiều thương vụ đấu giá gây tranh cãi tại thị trường nghệ thuật đang bùng nổ của Trung Quốc. Theo tổ chức nghiên cứu Artprice thì Trung Quốc đã vượt qua Anh và Mỹ để trở thành thị trường nghệ thuật lớn nhất thế giới với doanh thu 4,79 tỷ USD vào năm ngoái.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đằng sau cái gọi là đấu giá nghệ thuật là một thế giới đầy giả mạo với những vụ rửa tiền và lừa đảo.

Sergey Skaterschikov, nhà sáng lập tổ chức nghiên cứu thị trường nghệ thuật của Skatye cho biết, rất nhiều vụ mua bán là giả mạo. Trong kinh doanh đấu giá, cái đó gọi là đấu giá trình diễn với nhiều mục đích không đứng đắn.

“Thực tế, hoạt động rửa tiền tại thị trường Trung Quốc hoạt động rất mạnh. Sự khác biệt ở các sản phẩm nghệ thuật nằm ở chỗ giá trị của chúng phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Bạn có thể nói mình mua một tác phẩm với giá 100 USD nhưng giờ đây nó lại có giá đến 10 triệu USD. Và thật khó để tranh cãi về giá trị thực của nó”.

Skaterschiko và nhiều chuyên gia khác khẳng định nghệ thuật đã vượt qua bất động sản, chứng khoán, sòng bạc tại Macao và tài khoản ngân hàng nước ngoài để trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho những doanh nhân “có vấn đề” hoặc những quan chức tham nhũng muốn giấu giếm khoản lời không chân chính.

Trong một số trường hợp, bản thân những cuộc đấu giá được sử dụng để thực hành vi hối lộ khi mà người mua cố tình đưa ra giá cao hơn cho những sản phẩm kém chất lượng để trả một cách bất hợp pháp cho người bán.

Trung Quốc đã vượt qua Anh và Mỹ để trở thành thị trường nghệ thuật lớn nhất thế giới với doanh thu4,79 tỷ USD vào năm ngoái.

Hồi năm ngoái, một doanh nhân Trung Quốc đã làm giả một bộ trang phục cổ màu ngọc bích. Sau khi nhờ một nhóm thẩm định đến đánh giá giá trị sản phẩm, giá trị của nó được đội lên đến 375 triệu USD. Và doanh nhân này sử dụng nó để làm vật thế chấp cho khoản vay ngân hàng trị giá 100 triệu USD.


Ông Lo Shiu-Hing, chuyên gia tại viện giáo dục Hong Kong về tội phạm xuyên quốc gia cho rằng: “Có một quá trình rửa tiền ngầm được thực hiện thông qua việc mua bán những tác phẩm nghệ thuật thật và giả  hay những đồ cổ tại khu vực này”.

“Hầu hết những người Trung Quốc này là nhà đầu tư hơn là nhà sưu tập. Họ muốn xúc tiến thương vụ một cách nhanh chóng. Nhưng những người chiến thắng thực sự thì lại là những người sưu tập. Họ mua và giữ lại các sản phẩm đó trong vòng 5 đến 10 năm. Đến thời điểm đưa lên đấu giá họ sẽ bán lại với mức cao hơn gấp 5 đến 10 lần trước đó”, Ông Huang, người có hàng chục năm kinh nghiệm trong các nhà bán đấu giá ở Đài Loan trước khi được lựa chọn sang điều hành một văn phòng Đài Bắc của doanh nghiệp Trung Quốc.

Ông Huang cho biết, các nhà đầu tư thường hay giả mạo. Bản thân văn phòng của ông cũng nhận được khá nhiều các sản phẩm giả từ những người này và buộc lòng phải trả lại sau khi thẩm định thật giả.

Vào tháng Sáu vừa qua tại Bắc Kinh, một nhà sưu tập Đài Loan bán một bức tranh phong cảnh năm 1964 của họa sĩ người Trung Quốc Li Keran với giá 49,24 triệu USD. Họa sĩ Li nổi tiếng với những tác phẩm tưởng nhớ nhà lãnh đạo phong trào cải cách văn hóa Mao Trạch Đông. Một người mua giấu tên từ Forbidden City đã mua tác phẩm và đó là một mức giá kỷ lục trong các tác phẩm của người họa sĩ này.

Không một ai biết chắc chắn là thị trường nghệ thuật của Trung Quốc thật giả bao nhiêu. Nhưng có một điều chắc chắn là vấn đề này không chỉ tồn tại ở Trung Quốc. Hiệp hội nghiên cứu tội phạm nghệ thuật ước tính, Tội phạm nghệ thuật là sự nan giải và nhức nhối trên toàn thế giới chỉ sau ma túy và buôn bán vũ khí.

Tổ chức này cũng ước tính thị trường nghệ thuật kiếm được mỗi năm đến 6 tỷ USD. Và số tiền này được dùng để hỗ trợ cho những tổ chức phạm tội có tổ chức. Các chuyên gia phân tính nói điều này cũng giống như rất nhiều các ngành công nghiệp khác, nó đang diễn ra nhanh và mạnh mẽ ở Trung Quốc hơn bất cứ nơi nào khác.

Theo VEF


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.