Các nhà kinh tế hiến kế cho Chính phủ

Dự cuộc làm việc có các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh và lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh Xã hội, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ.

Ngày 20/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đãlàm việc với các chuyên gia, nhà khoa học để lắng nghe ý kiến,đề xuất về điều hành kinh tế - xã hội thời gian tới.

Dựcuộc làm việc có các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng TrungHải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh và lãnh đạo các Bộ Kế hoạchvà Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Laođộng Thương binh Xã hội, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và Vănphòng Chính phủ.

Các nhà kinh tế hiến kế cho Chính phủ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học. Ảnh: Chinhphu.vn

Trao đổi về tình hình hiện nay của các nền kinh tế lớn như Mỹ,EU, Nhật Bản…, các chuyên gia, nhà khoa học đều nhận định rằngtình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp theo xu hướng xấuđi. Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 đạt 3,2%,thấp hơn năm 2010 và năm 2012 cũng chỉ phục hồi nhẹ.

Vềtình hình trong nước, các đại biểu cũng đều cho rằng, sau gần 6tháng thực hiện Nghị quyết 11 (ngày 24/2/2011), Việt Nam đạtđược kết quả tích cực bước đầu. Đó là tăng trưởng kinh tếtrong 6 tháng đầu năm 2011 đạt 5,6%. Xuất khẩu tăng nhanh,tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm tăng 33,5% sovới cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu tăng thấp hơn so vớixuất khẩu và có xu hướng giảm trong tháng 6, 7. Lạm phátcó xu hướng giảm. Bên cạnh đó, nông nghiệp được mùa được giá,tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế, đảm bảo đời sốngxã hội. Doanh thu bán lẻ, khách du lịch quốc tế đến Việt Namtăng.

Tuy nhiên, các chuyên gia, nhà khoa học cũng chỉ ra những điểmyếu của nền kinh tế, bất cập trong chỉ đạo, điều hành. Đó là lạmphát có xu hướng giảm những vẫn ở mức cao, do các nguyên nhânchủ quan và khách quan, trong đó, nguyên nhân chủ quan là chủyếu. Việc cắt giảm đầu tư công chưa mạnh mẽ, chưa tương xứng vớiyêu cầu đặt ra. Lãi suất ở mức cao, gây khó khăn cho sản xuấtkinh doanh. Áp lực đối với tỷ giá có nguy cơ tăng cao vàocuối năm do dư nợ tín dụng ngoại tệ tăng, cùng với áplực từ thâm hụt thương mại và lạm phát.

Các ý kiến đều thống nhất cần tái khẳng định mạnh mẽ thôngđiệp của Nghị quyết 11 là tập trung kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Các chuyêngia, nhà khoa học cũng cho rằng cần rà soát lại tất cáccả các biện pháp hành chính hiện đang thực hiện trongcác lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng, kiên quyếtloại bỏ những biện pháp hành chính không cần thiết,không phù hợp.

Tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ, đồng thời có chínhsách hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏvà vừa, khu vực nông nghiệp – nông thôn. Bên cạnh đó, cầnkiểm soát hoạt động của ngân hàng thương mại, đề phòngnguy cơ nợ xấu tăng cao, đe dọa tính an toàn của hệ thống tàichính – ngân hàng.

Các chuyên gia đề xuất từ nay đến cuối năm và trong năm 2012Chính phủ nên tăng cường các biện pháp khuyến khíchxuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu để giảm nhập siêu; thựchiện cắt giảm đầu tư công một cách quyết liệt bởi đâylà giải pháp có thể thực hiện được ngay, đem lại tácđộng tích cực đến mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Các nhà kinh tế hiến kế cho Chính phủ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các chuyên gia, nhà khoa học. Ảnh: Chinhphu.vn.

Các chuyên gia kinh tế cũng đề nghị nghiên cứu, theo dõi,cập nhật thường xuyên tình hình thế giới và trong nước để ứngphó kịp thời, hiệu quả. Trong dài hạn, các chuyên gia chorằng Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đặtmục tiêu phát triển ổn định lên hàng đầu.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao, trântrọng ghi nhận những ý kiến, đề xuất thẳng thắn, trách nhiệm,sâu sắc, tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học.

Người đứng đầu Chính phủ đồng tình với những ý kiến chung củacác chuyên gia, nhà khoa học, đồng thời khẳng định Chính phủkiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tếvĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội đã đề ra trong Nghị quyết11. Trong thời gian tới, cần thực hiện Nghị quyết này quyết liệthơn, hiệu quả hơn.

“Tinh thần ưu tiên là kiềm chế lạm phát”, Thủ tướng Nguyễn TấnDũng khẳng định. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tháo gỡ khó khăncho doanh nghiệp, chăm lo an sinh xã hội.

“Đồng thời phải tính tới các bước đi cơ bản lâu dài là tái cấutrúc nền kinh tế ”, Thủ tướng nói. “Trước hết là phải bắt taylàm ngay việc tái cấu trúc đầu tư công, gắn với kiểm soát nợcông, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mạnh mẽ hơn (như đẩynhanh cổ phần hóa), tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tái cấutrúc thể chế gồm quy hoạch, việc phân cấp- phân quyền cũng nhưtái cấu trúc thị trường…”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các bộ, ngànhcần làm tốt hơn nữa công tác chỉ đạo, tổ chức thựchiện, lắng nghe ý kiến tư vấn của các chuyên gia, cácnhà khoa học để tìm ra những kế sách, cách làm hay.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan thông tin đạichúng cần thông tin rộng rãi, công khai minh bạch nhữngthuận lợi cũng như khó khăn của nền kinh tế , từ đó, tạosự chia sẻ, đồng thuận trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệmvụ, giải pháp Nghị quyết 11 đề ra với niềm tin rằng chúng tanhất định vượt qua khó khăn, phát triển bền vững và mạnh mẽ.

Theo Chinhphu.vn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.