Gia đình giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán (kỳ 2)

Tiếp tục loạt bài “Ai là người giàu nhất Việt Nam?”, chúng tôi xin giới thiệunhững gia đình giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán. Nhưng, có người nói rằng,tài sản trên sàn chứng khoán là tài sản ảo! Có đúng vậy không? Ta thử điểm lạinhững người được coi là giàu nhất trên sàn mấy năm qua.

Tiếp tục loạt bài “Ai là người giàu nhất Việt Nam?”, chúng tôi xin giới thiệunhững gia đình giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán. Nhưng, có người nói rằng,tài sản trên sàn chứng khoán là tài sản ảo! Có đúng vậy không? Ta thử điểm lạinhững người được coi là giàu nhất trên sàn mấy năm qua.

>>

Gia đình giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán (kỳ 2)
 

Năm 2006, ông Trương Gia Bình với tài sản là2.354 tỷ VNĐ, được coi là người giàu nhất Việt Nam năm đó. Sang năm 2007 là ôngĐặng Thành Tâm chủ tập đoàn Tân Tạo Và Kinh Bắc với tài sản là 6.293 tỷ. Ôngđược coi là người giàu nhất 2007. Đến năm 2008, ông chủ của Hoàng anh gia Lailên ngôi. Ông Đoàn nguyên Đức có tài sản trên sàn lúc đó là 6.159 tỷ. Ông đượccoi là người giàu nhất Việt Nam 2008.


Đến năm 2009 vẫn ông Đoàn Nguyên Đức giữ ngôi đầu với tài sản lên đến 11.439 tỷ.Năm 2010 ông Đức mất ngôi, thay vào đó là ông Phạm nhật Vượng với tài sản là 15.775 tỷ. Năm 2011 ông Vượng vẫn giữ ngôi đầu với tài sản lên tới 16.764 tỷ.

Qua đó ta thấy rằng sự giàu có này có sự biến đổi, có lẽ cái “Ảo” là ở chổ đóchăng?

Ví như ông Đặng thành Tâm, người được coi là giàu nhất năm 2007 đến năm 2011 tàisản của ông trên sàn đã giảm 70% so với năm 2010. Giảm những 2.670 tỷ.

Hay ông Đoàn nguyên Đức hai năm liền giữ ngôi đầu, cho đến năm 2011 tài sản đãgiảm 64% so với 2010, giảm đến 4.440 tỷ.

Chị em với ông Đặng Thành Tâm, có bà Đặng Thị Hoàng Yến đã rời khỏi tốp 10 ngườigiàu nhất, thay vào đó là một đại gia Yến khác - Bà Nguyễn Hoàng Yến năm ngoáiđứng thứ 12 nay đã lên hạng, đứng thứ 4. Hồ hùng Anh xếp thứ 13 năm ngoái, nayđã lên bảy bậc, đứng thứ 6…

Những biến đổi này là tất nhiên, vì không chỉ trên sàn, nơi tài sản được coi là“Ảo” mà ngay cả những đại gia, những gia đình không lên sàn cũng có những thayđổi.

Cuộc đời là như vậy. Bãi biển, nương dâu… Là chuyện khó lường.

Tôi nghe nói thi sỹ Bùi Giáng vốn sinh ra trong một gia đình “Danh gia vọng tộc”thế mà đến đời ông, lại sống không cửa, không nhà, trở thành một người chăn dêtrên núi…

Ông đã lựa chọn? hay cuộc đời đã lựa chọn cho ông?
Không cửa, không nhà… Nhưng ông đã để lại cho đời những vần thơ bất hủ.

Đó mới là tài sản đáng quý nhất.
Cho nên, “Danh thiếp” của thi sỹ Bùi Giáng mới ghi:
Hỏi tên: rằng biển dâu ngàn
Hỏi quê: rằng xứ mơ màng đã quên…

Hôm qua là nương dâu, hôm nay đã là bãi biển…
Với lại, như triết lý của nhà Phật, của cải vốn là vật ngoại thân, ai mà biếtđược… Huống chi của cải lại ở trên sàn chứng khoán… ảo!

Cho nên, có những gia đình giàu có ở Việt Nam bỏ ra nhiều tiền làm từ thiện,giúp đỡ người nghèo. Họ cũng rất có ý thức trong việc để lại những công trìnhvăn hóa, xã hội cho đời sau như các ông Phạm Nhật Vượng, Vũ Văn Tiền, Trần ĐìnhTrường, Trần Đình Chín… mà tôi được biết.

(Kỳ tới : Gia đình giàu nhất Việt Nam có tài sản không “ảo”…)

Theo Tamnhin.net



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.