Hai lần mất trăm triệu vì nuôi lợn rừng lai

Nuôi lợn rừng lai 2 lần thất bại, nhưng anh Long ở Thanh Hóa không nản chí. Học hỏi kinh nghiệm, anh đã tìm ra cách nuôi phù hợp.

Nuôi lợn rừng lai 2 lần thất bại, nhưng anh Long ở Thanh Hóa không nản chí. Học hỏi kinh nghiệm, anh đã tìm ra cách nuôi phù hợp.

Căn nhà của gia đình anh Nguyễn Hữu Long (46 tuổi, xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) nằm ngay sau lưng UBND xã. Về xã này, hỏi đến trang trại lợn rừng lai của gia đình anh Long, người dân hầu như ai cũng biết.

Khách đến thăm, vợ chồng anh đều niềm nở và tận tình hướng dẫn tham quan mô hình trang trại nuôi lợn rừng lai. Khu chuồng trại được thiết kế nằm kề nhau với hệ thống nước, vệ sinh, thức ăn khoa học, tiện lợi. Đàn lợn mẹ nuôi con được cho ở riêng từng chuồng. Khu chuồng nuôi lợn thịt theo từng lứa tuổi nằm đối diện.

Anh Long bên trang trại nuôi lợn rừng lai của gia đình mình. Ảnh: Nguyễn Dương.
Anh Long bên trang trại nuôi lợn rừng lai của gia đình mình. Ảnh: Nguyễn Dương.

Anh Long kể, tuổi trưởng thành, anh bôn ba khắp nơi làm nhiều nghề khác nhau. Khi về quê hương lập gia đình, anh tích góp cho mình một khoản vốn nhất định.

Lúc này, anh nghĩ nếu tiếp tục đi làm thuê, sẽ vất vả, lại xa vợ con. Qua báo đài, mạng Internet, anh Long thấy có nhiều mô hình trang trại vật nuôi cho hiệu quả cao.

“Tôi suy nghĩ, họ làm được, tại sao mình không làm được. Vốn có đam mê từ trước, nên tôi quyết định đầu tư làm trang trại từ đó”, anh Long nói.

Năm 2008, người nông dân này dốc 200 triệu vào việc xây chuồng trại và mua 130 con giống chim trĩ về nuôi thử nghiệm. Cuối năm 2010, anh Long quyết định ngừng nuôi chim vì nhận thấy thị trường bất ổn, dù không thua lỗ.

Trong
Trang trại của anh Long hiện có 30 con lợn rừng lai trưởng thành chuẩn bị xuất chuồng. Ảnh: Nguyễn Dương.

Qua tìm hiểu thị trường động vật hoang dã, anh Long quyết định cất công vào vùng cao Nghệ An mua một con lợn rừng đực với giá 25 triệu đồng. Sau đó, anh về địa phương bỏ hơn 25 triệu vốn mua 10 con lợn nái địa phương để nhân giống.

Đầu năm 2012, do chưa có kinh nghiệm, anh Long bị thất bại trong lần đầu nuôi. “Lứa đầu, 50 con lợn giống vừa đẻ ra được hơn chục ngày đã thi nhau ngã lăn ra chết vì bệnh phân trắng. Gia đình tôi thua lỗ hơn 100 triệu đồng”, anh Long kể.

Không nản chí, anh học hỏi kinh nghiệm và chữa được bệnh phân trắng cho lợn giống. Tuy nhiên, do chủ quan nên người nông dân không tiêm phòng dịch tả cho lợn con. Lần này, đàn lợn giống 60 con bị chết. Gia đình anh Long lại mất đi hơn 100 triệu đồng.

Những lần làm ăn thất bại khiến vợ chồng anh lo lắng đến mất ăn, mất ngủ. Nhưng với bản chất ham chịu khó và kiên trì, người nông dân xứ Thanh đã tìm ra cách nuôi và phòng tránh bệnh cho lợn giống phù hợp.

Theo anh, lợn rừng lại mới sinh 12 ngày tuổi sẽ dễ bị bệnh phân trắng. Bệnh này ảnh hưởng đến đường ruột. “Nếu không biết cách chữa kịp thời, lợn sẽ chết hoặc còi cọc. Nhiều người bỏ nghề cũng vì lý do này”, anh nói.

Anh Long chia sẻ, khi lợn con sinh ra, phải tiêm phòng và bổ sung thêm sắt. Cần nắm bắt được chu kỳ 12 ngày tuổi của lợn giống để tiêm phòng thuốc Nam, không nên dùng kháng sinh vì sẽ ảnh hưởng đến lợn mẹ.

Hai lần mất trăm triệu vì nuôi lợn rừng lai
Lợn nái ở cùng đàn con đông đúc trong chuồng trại. Ảnh: Nguyễn Dương.

Hiện trong chuồng trại của anh Long có 15 con lợn mẹ, 30 con lợn độ trưởng thành và 50 con giống. Lợn nái trung bình mỗi năm sinh 2 lứa, mỗi lứa đẻ 7 - 12 con. Một con giống bán đi với giá 2 triệu/con. Mỗi năm anh Long bán cả lợn giống và lợn thịt cho thu về 300 – 400 triệu. Gia đình người nông dân 46 tuổi vươn lên, nổi tiếng trong vùng.

Sắp tới, anh Long dự định sẽ thuê thêm mảnh đất ở huyện Quảng Xương để phát triển trang trại. “Tôi từng thất bại 2 lần nên hiểu và không muốn mọi người cũng vấp như vậy. Người nông dân chúng tôi vốn nghèo, nếu thất bại sẽ dễ nản chí”, anh Long bày tỏ.

Ngoài nuôi lợn rừng, trong trại của anh Long còn nuôi hơn 500 con gà các loại.

Ông Vũ Thanh Trường – Phó chủ tịch phụ trách kinh tế xã Quảng Cư cho biết, mô hình nuôi lợn rừng lai của anh Long lớn nhất trong vùng, cho thu nhập cao.

"Hiện nay, địa phương khuyến khích người dân học hỏi gương điển hình trong sản xuất kinh tế của anh Long. Trong các cuộc họp, chúng tôi đều mời anh lên chia sẻ kinh nghiệm nuôi lợn rừng lai cho mọi người", ông Trường nói.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.