Mỹ lao đao vì khủng hoảng châu Âu

Nền kinh tế Mỹ phục hồi khá chậm mà một trong những nguyên nhân là do kinh tế, thương mại, tài chính Hoa Kì có sự ràng buộc lớn với các nước Eurozone - nơi mà cuộc khủng hoảng nợ công vẫn ám ảnh và các nước vẫn đang loay hoay để cứu đồng euro.

Nền kinh tế Mỹ phục hồi khá chậm mà một trong những nguyên nhân là do kinh tế, thương mại, tài chính Hoa Kì có sự ràng buộc lớn với các nước Eurozone - nơi mà cuộc khủng hoảng nợ công vẫn ám ảnh và các nước vẫn đang loay hoay để cứu đồng euro.

Cách đây hơn hai năm, bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner đã lạc quan nhận định rằng, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, với một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ năm 2008, sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến quá trình hồi phục hậu khủng hoảng của nước Mỹ. Đến thời điểm này, khi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu ngày càng lan rộng và trở nên tồi tệ hơn, những kịch bản xấu nhất đã được người ta đem ra mổ xẻ thì con tàu Hoa Kỳ đang đứng trước nguy cơ bị cơn bão mang tên nợ công từ châu Âu làm cho chao đảo.

Những lo ngại này thực tế không phải chỉ mới xuất hiện gần đây. Vào cuối năm 2011, đã có những cảnh báo từ phía những chuyên gia và tổ chức khác nhau cho rằng với khủng hoảng nợ công châu Âu khó có thể được giải quyết rốt ráo trong tương lai gần, nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi ổn định sẽ bị cuốn vào tâm bão. Tổng thống Obama trước thềm hội nghị G20 diễn ra tháng 11/2011 đã phát biểu: " Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu rõ ràng đang có một tác động lên Hoa Kỳ. Nếu nền kinh tế châu Âu tiếp tục suy yếu và không tăng trưởng, chúng tôi với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất của châu Âu sẽ gặp rất nhiều khó khăn". Sự việc diễn ra không nằm ngoài lo ngại trên, Hoa Kỳ đã phải chịu những ảnh hưởng nhất định từ khủng hoảng đồng euro thông qua ba kênh chính.

Thứ nhất, các ngân hàng thương mại ở Mỹ có sự liên kết chặt chẽ với các ngân hàng ở châu Âu và do đó phải đối diện với các nguy cơ lây lan trực tiếp từ các ngân hàng EU. Chính những định chế tài chính lớn nhất Hoa Kỳ lại đang sở hữu hàng tỉ USD nợ xấu từ cả năm quốc gia đang gặp khốn đốn bao gồm Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Ý và Tây Ban Nha. Bank of America hiện có 16,7 tỉ USD dư nợ cho vay tại năm quốc gia trên tính đến hết tháng 6 năm 2011. JPMorgan Chase và Citigroup cũng lần lượt sở hữu 14 tỉ và 13,5 tỉ USD dư nợ. Morgan Stanley, Wells Fargo và Goldman Sachs had sở hữu khoản nợ xấu từ 3 đến 5 triệu USD.

Kinh tế Mỹ phục hồi khá chậm một phần do kinh tế, thương mại, tài chính Hoa Kì có sự ràng buộc lớn với các nước Eurozone - nơi mà cuộc khủng hoảng nợ công vẫn ám ảnh và các nước vẫn đang loay hoay để cứu đồng euro.

Các ngân hàng Mỹ đã phải đối phó bằng cách mua bảo hiểm hoặc dần dần giảm thiểu sự hiện diện của mình tại châu Âu. Mặc dù vậy các nhà đầu tư vẫn lo ngại rằng thảm họa đang diễn ra tại châu Âu vẫn sẽ tiếp tục lan sang nền tài chính Hoa Kỳ. Kịch bản đang gây lo ngại nhất hiện nay cũng tương tự như những gì đã diễn ra tại phố Wall năm 2008, các ngân hàng dừng cho vay lẫn nhau vì sụt giảm lòng tin vào khả năng trả nợ. Một khi niềm tin giữa các ngân hàng không còn, nỗi lo sợ sẽ lan tỏa nhanh chóng, các ngân hàng nhỏ sẽ sụp đổ trước tiên bởi các làn sóng rút tiền ồ ạt. Ngoài ra, ngân sách Mỹ sẽ càng điêu đứng khi IMF ra tay giúp khối đồng euro tái cơ cấu nợ, vì khoản đóng góp lớn nhất cho thể chế tài chính này cũng do Mỹ gánh vác.

Thứ hai, thương mại Hoa Kỳ chắc chắn chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế tại châu Âu. Khối eurozone từ lâu đã là một thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với Mỹ. Trong số 20% tổng giá trị xuất khẩu sang châu Âu của Mỹ, có đến 14% là xuất sang các nước thuộc eurozone. Năm 2008, giá trị xuất khẩu của Hoa Kì sang EU khoảng 261 tỉ USD, năm 2009, con số này chỉ còn 213,4 tỉ USD, đến năm 2011 tình hình có khá hơn do kinh tế Mỹ dần phục hồi nhưng vẫn thấp hơn năm 2008, đạt khoảng 257 tỉ USD[1]. Với việc khủng hoảng nợ công ở châu Âu ngày càng trầm trọng, giải pháp của các nước châu Âu vẫn đang là "thắt lưng buộc bụng".

Người tiêu dùng ở Đức và Pháp vì thế phải dè sẻn hơn trong chi tiêu, và lẽ tất nhiên là nhu cầu đối với các sản phẩm từ Mỹ sẽ giảm. Xuất khẩu của Hoa Kì sang Pháp ở các mặt hàng phương tiện vận tải, hóa chất, máy tính, thiết bị điện tử (những ngành xuất khẩu chủ chốt) năm 2011 đều giảm tương đối so với năm 2010 và so với trước cuộc khủng hoảng 2008.

Tại Đức, tình hình cũng không khá hơn với xuất khẩu của ngành máy tính và hóa chất Mỹ giảm mạnh từ năm 2008 đến 2011. Tại các nước bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng nợ như Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, nhìn chung giá trị xuất khẩu từ các mặt hàng chủ chốt của Mỹ như máy tính, đồ điện tử, máy móc, vận tải, hóa chất từ năm 2008- 2011 đều giảm hoặc tăng chậm, không đáng kể.

Kênh tài chính là kênh thứ ba mà khủng hoảng nợ công châu Âu tác động lên nền kinh tế Hoa Kỳ. Các dao động của thị trường tài chính một phần phụ thuộc vào niềm tin và mong chờ của các nhà đầu tư. Giá cổ phiếu Mỹ đã sụt giảm đáng kể từ đầu tháng 5 năm nay, chính là bắt nguồn từ những lo ngại gia tăng về tương lai của Eurozone.

Các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm đến việc liệu Tây Ban Nha có cần một khoản trợ cấp hay không, sẽ có những hậu quả gì nếu Hi Lạp phải từ bỏ đồng Euro,... Tháng 5 vừa qua đánh dấu giai đoạn tồi tệ nhất trong vòng 2 năm qua đối với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ khi những lo ngại về lời giải chưa được tìm thấy cho tình hình nợ công tại châu Âu.

Hoa Kì vẫn đang còn chật vật để thoát khỏi những thất bại thị trường và hàng loạt các vấn đề kinh tế - xã hội mang tính cơ cấu như thất nghiệp, bất bình đẳng thu nhập. Nền kinh tế Mỹ phục hồi khá chậm mà một trong những nguyên nhân là do kinh tế, thương mại, tài chính Hoa Kì có sự ràng buộc lớn với các nước Eurozone - nơi mà cuộc khủng hoảng nợ công vẫn ám ảnh và các nước vẫn đang loay hoay để cứu đồng euro.

Với tình hình kinh tế như hiện nay, phe cộng hòa càng có thêm lý lẽ để chỉ trích tổng thống đương nhiệm Obama. Cuộc đua để giữ chiếc ghế tổng thống của Obama sẽ có khá nhiều chông gai khi "cơm áo gạo tiền" của người dân vẫn sẽ là vấn đề chủ yếu được mang ra tranh luận trong cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.