Những "cái chết đại gia" được chú ý nhất năm 2011

Những biến động của năm 2011 đã kéo theo hàng loạt thương hiệu lớn phá sản hoặc chuẩn bị biến mất trong một vài năm tới. Cùng điểm lại những “cái chết” gây xôn xao dư luận nhiều nhất trong năm qua.

Những biến động củanăm 2011 đã kéo theo hàng loạt thương hiệu lớn phá sản hoặc chuẩn bị biếnmất trong một vài năm tới. Cùng điểm lại những “cái chết” gây xôn xao dưluận nhiều nhất trong năm qua.

Xesang Saab chính thức bị “khai tử”

Trong khi năm cũ chỉ còn hơn chục ngày là kết thúc thì dư luận lại phảiđón nhận thông tin thương hiệu xe sang Saab của hãng sản xuất xe Saab đãchính thức đệ đơn xin phá sản sau rất nhiều ngày nỗ lực nhằm cứu vãntình thế bất thành. Thực ra, sự gục ngã của thương hiệu xe đã trở thànhbiểu tượng của một hãng sản xuất này không phải quá bất ngờ, trước đó,rất nhiều ý kiến đã dự đoán được kết cục này nguy cơ sẽ xảy ra vào năm2012.
 
Những "cái chết đại gia" được chú ý nhất năm 2011
CEO Victor Muller của Saab. Ảnh: AFP. 

Tuy nhiên, mọi việc lại diễn ra sớm hơn. Ngày 19/12, Saab đã đệ đơn lêntoà án ở Thuỵ Điển xin làm thủ tục phá sản doanh nghiệp. Đây được cho làgiải pháp tốt nhất bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên: nhân viên và cácchủ nợ của công ty.
 Niềm hy vọngcuối cùng của Saab đặt cả vào công ty ô tô Youngman của Trung Quốc.Youngman đã chuyển cho Saab gần 4,5 triệu USD hồi tuần trước, cứu hãngmột lần suýt phá sản. Tuy nhiên, đến cuối tuần, Youngman đã thông báovới Saab rằng họ không thể tiếp tục rót vốn vì chủ cũ của Saab làGeneral Motors (GM) đã kiên quyết ngăn chặn sự can thiệp của bất cứ đốitác Trung Quốc nào vào công ty, từ việc cho vay đến mua lại toàn bộ.
 
Một số ý kiến cho rằng chính GM đã giết chết Saab, trong khi một số kháccho rằng công ty chỉ bảo vệ quyền lợi của mình.

Saab có trụ sở tại Trollhaettan, phía nam Thuỵ Điển, được GM mua 50% cổphần vào năm 1990 và nốt nửa còn lại một thập kỷ sau đó. Trong phần lớnthời gian thuộc sở hữu GM, thương hiệu Saab toàn thua lỗ. Giới phân tíchcho rằng việc GM dùng các linh kiện, phụ tùng của các xe GM vào lắp rápxe Saab đã làm hỏng thương hiệu nổi tiếng một thời này. Do khó khăn vềtài chính, đầu năm 2010, GM đã ký thoả thuận bán thương hiệu Saab chonhà sản xuất ô tô hạng sang của Hà Lan là Spyker Cars NV, nay là SwedishAutomobile N.V. (Swan). Được biết, từ tháng 6/2011, Saab đã ngừng sảnxuất sản phẩm mới.

Maybach – “cái chết” được báo trước

Trước Saab không lâu, một thương hiệu ô tô “nổi đình nổi đám” khác cũngđã gây xôn xao dư luận khi đối diện với nguy cơ bị “tuyệt chủng” rấtcao. Với doanh số bán hàng sụt giảm liên tục gần một thập niên qua,Maybach, thương hiệu cao cấp nhất của Daimler, hãng mẹ củaMercedes-Benz, có thể sẽ biến mất khỏi thị trường vào năm 2013. Theo nhưkế hoạch, sau khi “khai tử” thương hiệu này, hãng Mercedes-Benz sẽ lấpđầy những khoảng trống mà Maybach để lại bằng các thế hệ cao cấp củaMercedes-Benz S-Class.

Đại diện của hãng này đã khẳng định: “Dòng S-Class thế hệ mới đủ sangtrọng để thay thế Maybach”. Tuy nhiên, lời hứa này vẫn không đủ sức làmngười tiêu dùng nguôi nuối tiếc về một thương hiệu ô tô sang trọng, đắngcấp, lịch lãm bậc nhất một thời, đó là Maybach.

“Cú sốc” trên thị trường tài chính toàn cầu

MF Global đã từng là một trong số 22 công ty tài chính được coi là antoàn, đủ để thay mặt Cục Dự trữ Liên bang (FED) phát hành các khoản nợcủa Chính phủ Mỹ. Thế nên, việc “ông lớn” này bất ngờ nộp đơn xin phásản vào cuối tháng 10 vừa qua khiến rất nhiều người bàng hoàng, thậm chíkhiến thị trường tài chính toàn cầu lao đao theo.
 
Những "cái chết đại gia" được chú ý nhất năm 2011
Nạn nhân lớn đầu tiên ở Mỹ phá sản do khủng hoảng nợ công châu Âu. 

Đặc biệt hơn nữa, với vụ sụp đổ này, MF Global đã trở thành nạn nhân lớnđầu tiên ở Mỹ phá sản do khủng hoảng nợ công châu Âu. Do đặt cược quánhiều vào các khoản nợ xấu tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, nơi đangchật vật đối phó cuộc khủng hoảng nợ công, MF Global, công ty môi giớikinh doanh hàng hóa và các hợp đồng phái sinh, phải nộp đơn xin phá sảnvới tổng số nợ lên tới 39,7 tỷ USD, gần bằng mức tổng tài sản 41 tỷ USDcủa công ty.

“Đại gia” chứng khoán Việt Nam phá sản

Không chỉ trên thế giới mà ở trong nước, nhiều thương hiệu “đình đám”cũng đã phá sản, khiến dư luận bất ngờ và không phải là không hoangmang. Bởi trong nhiều vụ việc, người dân còn trực tiếp bị ảnh hưởng vềquyền lợi.

Trong số đó, nổi bật nhất là sự sụp đổ của Công ty Dược Viễn Đông. Vốnđược coi là một trong những mã cổ phiếu hấp dẫn nhất trên sàn chứngkhoán TP HCM, mã DVD của Công ty Dược Viễn Đông đã phải trải qua thờigian sóng gió, bắt đầu từ cuối tháng 11/2010. Nguyên nhân khiến DVD rơivào khủng hoảng là vào tháng 11/2010, cơ quan an ninh điều tra (Bộ Côngan) bắt ông Lê Văn Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổnggiám đốc Công ty Dược Viễn Đông và em trai Lê Văn Mạnh vì hành vi thaotúng giá cổ phiếu DHT. Ngay sau thông tin này, giá cổ phiếu DVD nhanhchóng bị sụt giảm. Tốc độ giảm giá của cổ phiếu luôn thuộc Top “ngon ăn”này ngày càng lao dốc chóng mặt. Chỉ từ cuối tháng 11/2010 đến tháng3/2011, giá DVD giảm từ 46.900 đồng xuống 20.000 đồng/cổ phiếu và đếncuối tháng 8, có thời điểm giá cổ phiếu này đóng cửa chỉ còn mức 4.200đồng/cổ phiếu.

Đến ngày 25/8, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã chính thức côngbố thông tin về việc mở thủ tục phá sản đối với Công ty CP dược phẩmViễn Đông (DVD).

Được biết, DVD sẽ trả nợ theo luật Phá sản. Theo đó, tài sản có thế chấpthì phát mãi trả nợ ngân hàng, nợ khách hàng thì trả khách hàng, sau đómới đến trả thuế, lương công nhân viên… Theo trình tự trả nợ, sau khithanh toán hết các khoản nợ, còn lại thì mới đến lượt các cổ đông. Tuynhiên, bởi DVD không đủ tài sản để trả nợ, nên khả năng cổ đông DVD sẽtrắng tay là khá rõ ràng.

Cùng lúc “tống tiễn” hai hãng hàng không

Sự ồn ã khi mới thành lập của hãng hàng không Indochina Airlines (Côngty CP Hàng không Đông Dương) đã nhanh chóng tắt lịm từ đầu tháng 12,khép lại một thời gian tồn tại ngắn ngủi nhưng đầy thăng trầm, sóng giócủa thương hiệu này. Ra đời khá ồn ào, Indochina Airlines là hãng hàngkhông tư nhân được cấp phép thành lập vào ngày 30/5/2008. Đến ngày 25/11năm này, hãng đã thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên.
 
Những "cái chết đại gia" được chú ý nhất năm 2011
"Giấc mơ bay" đã chấm dứt với Indochina Airlines. 

Tuy nhiên, sau một năm hoạt động, ngày 31/10/2009, Indochina Airlines đãgần như không còn bất cứ hoạt động nào liên quan đến vận chuyển hàngkhông. Thương quyền vận chuyển, giấy phép bay đã bị rút, các hoạt độngbán vé, tiếp thị, giao dịch thương mại... cũng không còn hiệu lực.

Indochina Airlines đang nợ các đối táckhoảng 60 tỷ đồng. Trong đó, tiền nợ xăng dầu là 25 tỷ đồng, bao gồm cảnợ gốc lẫn lãi quá hạn. Ngoài ra, có ít nhất 35 đại lý bán vé máy bay ởHà Nội cũng có đơn khiếu nại gửi cơ quan chức năng phản ánh chuyệnIndochinaAirlines còn nợ họ gần 800 triệu đồng tiền xuất vé.

Cùng thời điểm Indochina Airlines bị “khai tử” thì Trai Thien Air Cargo- hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam chuyên vận chuyển hàng hoá, bưuphẩm, bưu kiện nội địa và quốc tế, được thành lập ngày 11/6/2008 cũngchịu chung số phận. Được biết, từ ngày được cấp giấy phép đến nay, hãngnày chưa có động tĩnh gì về việc sẽ cất cánh.

Hàng loạt tên tuổi lớn bị cảnh báo

Cùng với nhiều tên tuổi bị phá sản thì hàng loạt thương hiệu lớn khác đãbị “chỉ mặt điểm tê” về nguy cơ “chết yểu” thời gian tới. Mới đây, dưluận thế giới xôn xao vì tin đồn thương hiệu lừng danh Kodak đang tínhchuyện phá sản, sau gần 120 năm hoạt động. Lý do chính là từ năm 2007tới nay, Kodak chưa kiếm được một đồng lợi nhuận nào. Tuy đại diện củahãng đã thẳng thừng bác bỏ tin đồn trên nhưng hầu hết dư luận lại chorằng: “không có lửa thì làm sao có khói” và việc Kodak tuyên bố phá sảnchỉ còn là vấn đề thời gian.

Sony Ericsson, Nokia, chuỗi cửa hàng A&W... là những cái tên “cộm cán”tiếp theo bị dự đoán sẽ nhanh chóng biến mất. Dù đúng hay không thì điềunày cũng chứng tỏ thương trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt và bấtcứ tên tuổi nào, dù lẫy lừng đến đâu, dù có lịch sử bền vững đến như thếnào thì cũng có thể phải đối diện với nguy cơ “tuyệt chủng” bất cứ lúcnào.


Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.