Ông Lương Hoài Nam trở thành... Đông Kisốt!

>> >> >> >> >>

Liệu Jetstar Pacific Airlines có bị “ép lỗ” để đối tác nước ngoài tăng tỉ lệ sởhữu vốn điều lệ?

>>
>>
>>
>>
>>

Tháng 5-2008, hãng hàng khôngPacific Airlines (PA) chính thức đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines (JPA).Lần đầu tiên, VN chính thức có hãng hàng không giá rẻ (trước đó, PA mới hoạtđộng thử nghiệm theo mô hình này); và cũng lần đầu tiên, một doanh nghiệp hàngkhông VN mua thương hiệu mạnh của nước ngoài để có thể tạo chỗ đứng trên thịtrường bằng con đường nhanh nhất.

Gập ghềnh “đường tắt”

Một chuyên gia trước đây là lãnhđạo của Cục Hàng không VN, hiện đang giữ vị trí quan trọng trong ban điều hànhcủa hãng hàng không tư nhân VietJet Air, kể: Khi thấy ông Lương Hoài Nam thuyếtphục được các cổ đông mạnh dạn tìm hướng đi mới, những người đứng đầu VietJetAir cũng cho rằng đây là một cách làm hay, rất có thể VietJet Air cũng đi theocách này.

Bởi khi đó, PA là một thương hiệu đã ít nhiều có tên tuổi ở VN, được xây dựng 10năm, đã mở được đường bay ra bên ngoài (đến Đài Loan) mà còn không đủ tự tin đểtrở thành một thương hiệu mạnh. Muốn thành hãng hàng không lớn, “khoác áo hànghiệu” là cách làm mà ban lãnh đạo JPA tính rằng là “đường tắt” nhanh và hiệuquả.

Ông Lương Hoài Nam trở thành... Đông Kisốt!

Ông Lương Hoài Nam trên một chuyến bay của Pacific Airlines. (Ảnh: T.Hòa)

Nhưng sự thua lỗ của JPA cùng với những rắc rối về pháp lý trong vấn đề sử dụngthương hiệu đi mua của JPA sau này đã khiến VietJet Air nhận thấy rằng con“đường tắt” này hóa ra đầy rẫy gập ghềnh, khúc khuỷu.

Đưa ra phương án kinh doanh bằng thương hiệu mạnh của bên ngoài lúc đầu được banlãnh đạo JPA cho rằng khả thi, có thể đưa JPA thành hãng hàng không lớn thứ haicủa VN và kinh doanh có lãi. Nhưng lãnh đạo JPA mới tính về phần mình mà khôngtính tới các quy định đang có hiệu lực.

Thế nên phương án mà ông Nam cùng ban lãnh đạo JPA đưa ra sớm đi vào bế tắc khicơ quan quản lý là Bộ GTVT “thổi còi”, không cho JPA được “bê” nguyên thươnghiệu Jetstar mua của hãng hàng không Úc Jetstar Airways để quảng cáo, bán sảnphẩm ở thị trường VN vì phạm luật.

Hiện nay, JPA đang phải lo xây dựng lại thương hiệu mới và đàm phán với đối tácvề hợp đồng. Tính đến giữa năm ngoái, cổ đông nước ngoài Qantas đã giải ngân vốnđầu tư vào JPA để nắm 27% cổ phần (mức tối đa Qantas được nắm giữ là 30%).

Tính toán một chiều

Ở VN, JPA có cơ hội để trở thànhhãng hàng không lớn thứ hai, sau hãng hàng không quốc gia và là hãng hàng khôngcổ phần lớn nhất của cả nước. Trong chiến lược phát triển, ban lãnh đạo của JPAcũng xác định JPA phải chiếm lĩnh được vị trí này. Trong thực tế, chính JPA lànhân tố tạo nên tính cạnh tranh của thị trường hàng không VN khiến thị trườngđược mở rộng.

Từ chỗ đi máy bay là phương tiện xa xỉ, nhiều người dân có thu nhập trung bìnhcũng đã có thể bước lên máy bay. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của JPA trongthời gian ông Nam làm tổng giám đốc đã không như những tính toán trên bàn. Chínhphủ đã hai lần tái cơ cấu nhưng hoạt động của JPA vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Hiện tượng thua lỗ ở JPA đã khiến dư luận, báo chí cách đây một năm phải đặt câuhỏi liệu có phải Qantas “ép lỗ” để gây sức ép tăng tỉ lệ sở hữu vốn điều lệtrong JPA lên 49% nhằm mục đích thôn tính JPA?

Sau khi giải ngân, nhân sự của Qantas đưa vào vượt tỉ lệ cho phép đối với ngườinước ngoài là không quá 1/3 bộ máy lãnh đạo. Có thể vì thế, việc kiểm soát củabộ máy lãnh đạo người Việt ở JPA không thực sự hữu hiệu.

Bên cạnh vấn đề chủ quan củanhững người trực tiếp quản lý còn có nguyên nhân từ cơ chế, chính sách và môitrường kinh doanh. Vấn đề quá tải hạ tầng, thiếu nhân lực, quản lý giá khônglinh hoạt (trần giá vé máy bay nhiều năm chậm điều chỉnh và chưa được gỡ bỏ)...đã được các hãng hàng không nhiều lần đề cập, như là những rào cản khiến thịtrường khó phát triển nhưng chậm được tháo gỡ.

Một chuyên gia từng sát cánh bên ông Lương Hoài Nam nhận xét trong bối cảnh nhưvậy, người đứng đầu JPA - nguyên tổng giám đốc Lương Hoài Nam đã có lúc được dưluận biết đến như là người có năng lực đã gặp phải rất nhiều lúng túng - khôngkhác gì Đông Kisốt chiến đấu với những chiếc cối xay gió.

Xử lý hàng loạt cá nhân sai phạm tại JPA

Ngày 11-1, Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh đã ký văn bản thông báo kết luận thanh tra chuyên ngành về bảo đảm an toàn bay của Cục Hàng không VN đối với hãng hàng không giá rẻ JPA.

Theo đó, hủy bỏ phê chuẩn chức danh trong tổ chức điều hành bảo dưỡng của JPA (trong MMOE) đối với ông Lương Hoài Nam, tổng giám đốc; ông Atanas Stankov, trưởng phòng chất lượng kỹ thuật; ông David Andrew- trưởng phòng bảo dưỡng.

Thu hồi công nhận chứng chỉ thợ kỹ thuật đối với ông John Louis Korgul. Khuyến cáo toàn bộ kỹ sư, thợ kỹ thuật, phi công của JPA đã có những hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo dưỡng máy bay không được tái phạm.

Ông Lại Xuân Thanh cho biết từ kết luận này, thanh tra hàng không sẽ xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính, cố tình che giấu, bất hợp tác với đoàn thanh tra...

TheoPhương Anh – Hiền Lương
Ông Lương Hoài Nam trở thành... Đông Kisốt!



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.