Thạc sỹ lương không đủ sống, bỏ bục giảng đi nuôi dế

Tưởng rằng, nghiệp thầy giáo sẽ giúp anh thoát nghèo, nhưng thực tế, mức lương giáo viên không đủ giúp anh chi trả cho cuộc sống.

Đang là một thầy giáo trẻ giảng dạy tại trường THPT, tình cờ một lần anh Thắng xem chương trình về kỹ thuật nuôi dế. Từ đó, niềm đam mê nuôi dế làm giàu gắn với cả cuộc đời anh.

Thầy giáo trẻ và quyết định “điên khùng”

Anh Nguyễn Thế Thắng (SN 1979, trú tại TP. Vinh, Nghệ An) sinh ra tại làng quê nghèo thuộc xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Với ước mơ thoát khỏi “lũy tre làng”, sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh vào học tại Trường Đại học Vinh khoa Sư phạm Toán.

Tốt nghiệp đại học, anh được nhận vào giảng dạy tại Trường THPT Nguyễn Văn Tố (huyện Diễn Châu). Tưởng rằng, nghiệp thầy giáo sẽ giúp anh thoát nghèo, nhưng thực tế, mức lương giáo viên không đủ giúp anh chi trả cho cuộc sống.

Thạc sỹ dế mèn, nuôi côn trùng, nuôi dế, kỹ thuật nuôi dế, các món ăn từ dế, các món ăn từ côn trùng, bí quyết nuôi dế, làm giàu từ côn trùng

Anh Thắng đang chăm sóc đàn dế nuôi trong những chiếc hộp.

Năm 2008, xem chương trình nuôi dế trên truyền hình, anh Thắng bị ám ảnh và luôn suy nghĩ về nó. “Khi xem xong chưa trình trên tivi, ngày nào ăn, ngủ, dạy tôi đều nghĩ về dế... ”, anh kể.

Sau đó, anh quyết định đặt thử giống ở TP.HCM về để nuôi thử nghiệm. Kết quả ban đầu không được như mong đợi vì thời điểm đó, tại Nghệ An chưa có mô hình cũng như cơ sở đào tạo kỹ thuật nuôi loại côn trùng này.

Tuy nhiên, thầy giáo trẻ vẫn ấp ủ giấc mơ nuôi dế. Hàng ngày, anh tìm hiểu tài liệu trên internet, nghiên cứu về đặc tính của dế.

Thạc sỹ dế mèn, nuôi côn trùng, nuôi dế, kỹ thuật nuôi dế, các món ăn từ dế, các món ăn từ côn trùng, bí quyết nuôi dế, làm giàu từ côn trùng

Thức ăn của dế chủ yếu là cám và rau muống.


Thạc sỹ dế mèn, nuôi côn trùng, nuôi dế, kỹ thuật nuôi dế, các món ăn từ dế, các món ăn từ côn trùng, bí quyết nuôi dế, làm giàu từ côn trùng

Các tấm bìa cát-tông đựng trứng được dùng làm nơi ở cho những chú dế

Năm 2010, anh Thắng quyết định nghỉ dạy, chuyển vào TP. Vinh sinh sống để chuyên tâm vào việc nghiên cứu và nuôi dế. “Lúc đó, nhiều người trong gia đình cho rằng dự định của mình thật điên khùng”, anh nói.

Sau thời gian chuyên tâm nghiên cứu, nuôi thử nghiệm, cuối cùng anh Thắng cũng thành công. Anh còn truyền lại kiến thức cho nhiều nông dân muốn nuôi dế.

Năm 2013, anh quyết định học thạc sỹ quản lý kinh tế, đề tài bảo vệ luận văn tốt nghiệp “Dế mèn học”. Anh Thắng lý giải, việc đi học là để anh trau dồi thêm kiến thức và dễ dàng truyền đạt kinh nghiệm cho nhiều người hơn.

Hiện anh đã có trong tay một trang trại nuôi dế và các loại côn trùng, cung cấp sản phẩm cho 5 tỉnh miền Trung.

“Vua” côn trùng Thắng “Dế”

Thạc sỹ dế mèn, nuôi côn trùng, nuôi dế, kỹ thuật nuôi dế, các món ăn từ dế, các món ăn từ côn trùng, bí quyết nuôi dế, làm giàu từ côn trùng

Anh Thắng giới thiệu về con tắc kè được nuôi trong trang trại

Thành công từ việc nuôi dế để cung cấp cho các nhà hàng trên địa bàn TP. Vinh, anh Thắng tiếp tục phát triển thêm nhiều loại côn trùng để làm món ăn lạ khác như: rắn mối, kỳ nhông, bọ cạp, tắc kè,...

Theo anh Thắng, nhờ nuôi dế nên anh rất dễ phát triển các loại côn trùng khác, vì dế lại là thức ăn của chúng.

Hiện tại, trạng trại của Thắng “dế” có nhiều loại côn trùng để chế biến làm món ăn tại các nhà hàng.

Khó khăn lớn nhất, theo anh, là côn trùng chưa phải là món ăn quen thuộc, phổ biến nên việc tiêu thụ còn cầm chừng. Tuy nhiên, anh Thắng vẫn tự tin sẽ tạo nên bước đột phá sớm. 

Thạc sỹ dế mèn, nuôi côn trùng, nuôi dế, kỹ thuật nuôi dế, các món ăn từ dế, các món ăn từ côn trùng, bí quyết nuôi dế, làm giàu từ côn trùng

Một lồng nuôi những con tắc kè.

Thạc sỹ dế mèn, nuôi côn trùng, nuôi dế, kỹ thuật nuôi dế, các món ăn từ dế, các món ăn từ côn trùng, bí quyết nuôi dế, làm giàu từ côn trùng

Rắn mối cũng được nuôi trong trang trại môi trường tự nhiên

Hiện anh Thắng có 176 đại lý phân phối các thương phẩm như dế, rắn mối, tắc kè... Ngoài ra, có 316 thành viên được anh Thắng cung cấp dế để nuôi phát triển khu vực 5 tỉnh miền Trung.

Với thành công không tưởng, anh Thắng được bạn bè đặt cho biệt danh “Vua côn trùng Thắng dế”.

Càng ngày thương hiệu Thắng “dế” lại càng được nhiều người biết đến, tìm đến để học tập và đặt hàng. Bằng cách phân phối hàng tươi sống cho các nhà hàng, cung cấp cho các buổi tiệc, đám cưới,... thu nhập từ côn trùng của anh ngày một tăng.

Cách sơ chế dế: Trước khi chế biến, người nuôi phải cho dế nhịn ăn 3 ngày để thải các chất không tốt ra khỏi cơ thể. Sau đó, cho dế ăn bột đậu xanh rồi nhịn tiếp 3 ngày. Rửa dế bằng nước muối loãng trước khi bỏ vào tủ lạnh bảo quản.

Ngoài ra, các loại: cào cào, bọ vừng, ve sầu cũng được anh thu mua về sơ chế và cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu.

Anh Thắng cho biết, mỗi tháng thu nhập của anh dao động từ 25-30 triệu đồng, doanh thu mỗi năm khoảng 900 triệu từ việc phân phối giống dế, chế biến món ăn từ các loại côn trùng.

Với tấm bằng thạc sỹ trong tay, anh Thắng dự định sẽ mở rộng hơn nữa mô hình và đào tạo kỹ thuật nuôi dế, các loại côn trùng khác cho nhiều người nếu có nhu cầu.

Một số món ăn chế biến từ côn trùng:

Thạc sỹ dế mèn, nuôi côn trùng, nuôi dế, kỹ thuật nuôi dế, các món ăn từ dế, các món ăn từ côn trùng, bí quyết nuôi dế, làm giàu từ côn trùng

Món bọ xít được anh Thắng chế biến theo nhu cầu khách hàng với giá 70 ngàn/đĩa.

Thạc sỹ dế mèn, nuôi côn trùng, nuôi dế, kỹ thuật nuôi dế, các món ăn từ dế, các món ăn từ côn trùng, bí quyết nuôi dế, làm giàu từ côn trùng

Dế rang lá chanh với giá 50 ngàn/đĩa.

Thạc sỹ dế mèn, nuôi côn trùng, nuôi dế, kỹ thuật nuôi dế, các món ăn từ dế, các món ăn từ côn trùng, bí quyết nuôi dế, làm giàu từ côn trùng

4 món ăn chế biến từ côn trùng: rắn mối, ve ve, dế và cào cào


Theo VietNamNet

khởi nghiệp thành công

làm giàu

bí quyết làm giàu từ nuôi dế


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.