Để trẻ trở nên tự giác và ngoan ngoãn, cha mẹ phải học cách 'nhẫn nhịn' 3 điều này

Theo các chuyên gia giáo dục, cha mẹ là tấm gương phản chiếu con cái. Nếu muốn con mình sống tự giác và kỷ luật thì trước tiên phải học cách 'chịu đựng' 3 điều này.

1. Kiềm chế tính nóng nảy 

Bất cứ khi nào con mắc lỗi, cha mẹ đều nên bình tĩnh và kiềm chế tính nóng nảy của mình. Trong trường hợp trẻ chưa hoàn thành bài tập, đừng chỉ phê bình một cách mù quáng, hãy hỏi lý do rồi sau đó giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc học. Việc ân cần giải thích cặn kẽ của cha mẹ sẽ khiến con tốt dần lên theo năm tháng. Biết rằng việc kiềm chế sự nóng nảy là khó khăn nhưng nếu muốn con thực sự tốt lên, bạn phải học cách "chịu đựng" điều này.

Để trẻ trở nên tự giác và ngoan ngoãn, cha mẹ phải học cách nhẫn nhịn 3 điều này-1

2. Kiềm chế việc mua đồ phung phí

Nhiều bố mẹ có thói quen mua đồ quá nhiều và mua một cách phung phí, không tính toán. Có thể món đồ đó không thực sự cần thiết, nhưng vẫn mua theo cảm tính hoặc sự "lăng xê" của người bán hàng. Trên thực tế, thói quen tiêu tiền thế này cũng sẽ ảnh hưởng đến con cái và trong tương lai bé dễ bị tiêu tiền bừa bãi. Chuyên gia giáo dục khuyên rằng, các bậc cha mẹ hãy luôn giáo dục con cái mình có nhận thức đúng đắn về đồng tiền và không mua đồ phung phí.

Để trẻ trở nên tự giác và ngoan ngoãn, cha mẹ phải học cách nhẫn nhịn 3 điều này-2

3. Kiềm chế việc bảo vệ con thái quá

Trong cuộc sống, trẻ cũng trải qua cảm giác buồn nếu gặp chuyện không như ý, không vui khi cãi nhau với bạn bè trong lớp... Đó là điều bình thường, vì vậy, cha mẹ không nên bảo vệ con mình thái quá, đụng tí là sợ con đau, sợ con không vui hoặc thậm chí là bắt con không được thể hiện cảm xúc thật. Thực chất, trái tim của trẻ em rất trong sáng và chúng có cách giải quyết mâu thuẫn của riêng mình. Nếu cha mẹ bảo vệ con mình thái quá thì nhiều trường hợp khi gặp vấn đề trong cuộc sống, trẻ dễ bị tổn thương, nản lòng.

Để trẻ trở nên tự giác và ngoan ngoãn, cha mẹ phải học cách nhẫn nhịn 3 điều này-3

Làm thế nào để rèn luyện tính tự giác cho trẻ?

Đầu tiên, hãy trau dồi khái niệm về thời gian cho trẻ

Cha mẹ nên truyền tải cho con khái niệm về thời gian và cho chúng biết tầm quan trọng của thời gian. Nếu không có khái niệm về thời gian, thì việc đi học, đi thi muộn... sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng học tập. Trong việc này, cha mẹ cũng nên làm gương để con cái noi theo.

Để trẻ trở nên tự giác và ngoan ngoãn, cha mẹ phải học cách nhẫn nhịn 3 điều này-4

Thứ hai, các mục tiêu do chính cha mẹ đặt ra cũng phải đạt được

Tùy thuộc vào năng lực và thói quen sinh hoạt trong gia đình mà cha mẹ đặt mục tiêu cho con. Nhưng bạn nên cùng con thực hiện những việc làm đó. Ví dụ như cha mẹ đưa ra mục tiêu con phải tập thể dục hàng ngày. Trong trường hợp trẻ không thích thì cha mẹ cũng nên bỏ điện thoại đi động xuống, dành thời gian tập cùng con. Hãy làm gương về tính tự giác cho con, từ đó trẻ sẽ học theo. 

Cách chuyên gia giáo dục cho rằng, muốn dạy tốt cho trẻ thì không thể thiếu việc dạy chúng hình thành thói quen, những thói quen tốt sẽ đi cùng bé trong suốt cuộc đời sau này.

Để trẻ trở nên tự giác và ngoan ngoãn, cha mẹ phải học cách nhẫn nhịn 3 điều này-5

Cuối cùng, hãy thưởng cho trẻ khi hoàn thành mục tiêu

Nếu trẻ được thưởng khi hoàn thành một mục tiêu nhất định thì chúng sẽ cảm thấy có động lực thực hiện những mục tiêu tiếp theo. Đây cũng là cách tốt để khuyến khích sự tiến bộ cũng như hiệu quả trong việc rèn luyện tính tự giác của trẻ. Rèn luyện tính tự giác, có thể bắt đầu từ những mục tiêu đơn giản nhất, như việc học, làm bài vở, nghỉ ngơi đều đặn, không ăn quà vặt, tập thể dục… 

Theo Minh Minh - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.