Đứa trẻ vụt chạy ra đường, mẹ nổi giận tát con té bật ngửa: Giáo dục bằng đòn roi sẽ gây ra tác động tiêu cực đến mức nào?

Hành động tức giận của người mẹ này khiến cho người đi đường hết sức phẫn nộ và nhận về nhiều chỉ trích gay gắt.

Thời gian không lâu trước đây trên mạng xã hội Trung Quốc đã lan truyền một đoạn video làm cho bất cứ ai cũng phải bức xúc. Đoạn phim được trích ra từ camera hành trình của một tài xế.

Người này cho biết hôm đó khi xe anh đang lưu thông trên con đường nhỏ thì bất giác một bé trai từ bên trong lề lao thẳng ra đường. Mẹ của đứa bé đang đứng gần đó và cả tài xế tim như thắt lại vì sợ hãi. Cũng may tài xế này chạy với tốc độ chậm nên đã đạp phanh kịp thời.

Đứa trẻ vụt chạy ra đường, mẹ nổi giận tát con té bật ngửa: Giáo dục bằng đòn roi sẽ gây ra tác động tiêu cực đến mức nào?-1

Người mẹ sau khi túm được đứa con đã vô cùng tức giận. Có thể một phần cũng vì lo cho con, một phần muốn con trai học được bài học nhớ đời nên người mẹ đã tát đứa trẻ một bạt tai rất mạnh. Đứa bé khoảng 3 tuổi loạng choạng sau cái tát liền té ngửa ra đường. Người mẹ vẫn chưa hả được cơn giận, tiếp tục kéo con vào lề đánh đứa trẻ té lăn quay. Cậu con trai phải khó khăn lắm mới lồm cồm bò dậy được.

Đứa trẻ vụt chạy ra đường, mẹ nổi giận tát con té bật ngửa: Giáo dục bằng đòn roi sẽ gây ra tác động tiêu cực đến mức nào?-2

Đứa trẻ vụt chạy ra đường, mẹ nổi giận tát con té bật ngửa: Giáo dục bằng đòn roi sẽ gây ra tác động tiêu cực đến mức nào?-3

Đoạn video sau khi được chia sẻ đã trở thành tâm điểm bàn tán của cộng đồng mạng, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Ai cũng xót xa trước cảnh tượng đứa nhỏ không hiểu chuyện bị mẹ đánh tới tấp. Nhiều người đau đáu một câu hỏi: "Liệu người mẹ này có biết mình đang phạm sai lầm nghiêm trọng khi dạy con bằng những cái tát như vậy hay không?"

Dạy con bằng đòn roi sẽ mang đến hậu quả gì?

Nghiên cứu cho thấy, trẻ thường xuyên bị bố mẹ đánh trước 3 tuổi thì khả năng sau 5 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu có hành vi đánh người khác, cao hơn 5 lần so với những đứa trẻ bình thường. Hơn thế nữa, việc bị đánh sẽ in sâu vào tiềm thức của trẻ, thay vì dạy cho con sửa sai thì bố mẹ lại dạy cho con rằng chúng có thể dùng bạo lực để giải quyết sự việc. 

Đứa trẻ bị đánh sẽ không hiểu được mình sai ở chỗ nào mà chỉ càng thúc đẩy chúng hình thành tâm lý phản kháng, chống đối. Vì lý do này, việc điều chỉnh hành vi xấu của trẻ sẽ cần phải tốn nhiều thời gian và công sức của phụ huynh hơn nữa.

Đứa trẻ vụt chạy ra đường, mẹ nổi giận tát con té bật ngửa: Giáo dục bằng đòn roi sẽ gây ra tác động tiêu cực đến mức nào?-4

(Ảnh minh họa)

Theo một nghiên cứu phân tích tổng hợp được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Gia đình vào năm 2016, sau khi loại trừ các trường hợp liên quan về bạo lực gia đình, người ta phân tích rằng bố mẹ nuôi dạy con cái bằng cách đánh mắng, không những không có tác dụng cải thiện hành vi của trẻ mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực. 

Hệ quả bao gồm: Trẻ có thể phát triể tâm lý lệch lạc, tính cách hung hăng, có tâm lý và hành vi chống đối xã hội. Sự nhận thức về tình cảm của trẻ cũng không đúng đắn. Sau này lớn lên, trẻ cũng có khả năng trở thành con người bạo lực.

Ngoài ra, các nghiên cứu vào năm 2009 và 2010 cho thấy trẻ bị tát sẽ làm giảm chất xám ở vùng não trước trán - đây là vùng chịu trách nhiệm chính cho khả năng phán đoán và tư duy của con người. Khi chất xám giảm sẽ khiến kết quả học tập và trí thông minh của trẻ bị giảm sút.

Đứa trẻ vụt chạy ra đường, mẹ nổi giận tát con té bật ngửa: Giáo dục bằng đòn roi sẽ gây ra tác động tiêu cực đến mức nào?-5

(Ảnh minh họa)

Khi trẻ sai, thay vì đánh mắng, bố mẹ có thể áp dụng hình phạt hạn chế sẽ có tác dụng tích cực hơn.

Thói quen đánh đập, mắng mỏ được truyền từ đời này sang đời khác, nhưng đó không phải là cách giáo dục hiệu quả và chắc chắn sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em. Thay vì đánh mắng, bố mẹ nên tìm cách hiệu quả nhất để trừng phạt trẻ đồng thời khuyến khích hành vi tốt để trẻ có sự nhận thức sâu sắc hơn về việc mình đang làm.

- Cho trẻ đứng vào vị trí phạt, yêu cầu trẻ suy nghĩ về hành động sai trái. Sau khi hết thời gian (khoảng 5-10 phút tùy vào độ tuổi), yêu cầu trẻ phải xin lỗi và trẻ cần phải nhận biết được điều mình làm là sai. Ví dụ: "Con xin lỗi. Con sẽ không đánh em nữa".

- Đưa trẻ ra khỏi vị trí phạt. Nói với trẻ rằng bạn đang rất tức giận vì trẻ đã làm một việc rất nguy hiểm. Hãy yêu cầu trẻ tự quan sát hành vi của con đã gây ra điều gì. Ví dụ: "Con có thấy con làm em đau và em đang khóc không? Con có muốn là người bị đánh như thế không?"

- Khi trẻ muốn được sự tha thứ, trẻ cần phải thực hiện một số nhiệm vụ như dọn dẹp nhà cửa, thu dọn đồ chơi, giúp bố mẹ làm một số công việc nhà...

Đứa trẻ vụt chạy ra đường, mẹ nổi giận tát con té bật ngửa: Giáo dục bằng đòn roi sẽ gây ra tác động tiêu cực đến mức nào?-6

(Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể áp dụng việc hạn chế các hoạt động yêu thích của trẻ như một hình phạt. Chẳng hạn: 

"Chơi xong con không dọn dẹp, vứt đồ bừa bãi, lần tới con sẽ không được chơi món đồ này nữa".

"Giày đi về con vứt lung tung, không cho vào kệ. Mẹ đã nhắc nhiều rồi, lần này con sẽ không được ra ngoài công viên chơi nữa".

Khi trẻ có hành vi không tốt, việc đầu tiên phụ huynh cần làm chính là phải bình tĩnh để phân tích vì sao con lại làm như vậy trước khi nhảy vào đánh hoặc trách mắng trẻ ngay lập tức. Khi giao tiếp với trẻ, hãy tận dụng tốt sự đồng cảm, đừng lúc nào cũng cố để sửa trẻ ngay từ đầu bởi nó khiến cho một số trẻ cảm thấy khó chịu và khó khăn hơn khi nhận lỗi.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/dua-tre-vut-chay-ra-duong-me-noi-gian-tat-con-te-bat-ngua-giao-duc-bang-don-roi-se-gay-ra-tac-dong-tieu-cuc-den-muc-nao-162213005192708436.htm

Cách dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.