Mọi nỗ lực giúp con ngủ ngon đều sẽ thất bại nếu các cha mẹ mắc phải 10 sai lầm này

Những thói quen ngủ không tốt có thể khiến bé trằn trọc, khó ngủ và đôi khi còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Nếu không ngủ đủ giấc có thể dẫn tới một số vấn đề về ngôn ngữ, đọc hiểu và chứng rối loạn tăng động, thiếu tập trung (ADHD). Thế nhưng, trên thực tế không phải đứa trẻ nào cũng có thể ngủ ngon và ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc. Có những trẻ dễ dàng lăn ra ngủ và chỉ ngọ nguậy đôi chút vào ban đêm, nhưng có một số trẻ lại cứ thức chơi. Nhiều trẻ khác thì hay giật mình, trằn trọc quấy khóc khiến các cha mẹ vô cùng căng thẳng.

Bởi vậy, với nhiều người, làm sao để trẻ thức giấc, ăn uống, chơi đùa ngoan ngoãn và ngủ nghỉ đúng giờ giấc thực sự là cả một vấn đề, nhất là những người mới có con.

Muốn giải quyết được, điều đầu tiên bạn cần nắm được chính là nguyên nhân cốt lõi của vấn đề trước khi tìm ra giải pháp. Bởi vì có đôi khi, chỉ cần mắc 1 sai lầm nhỏ cũng sẽ làm phá hỏng mọi nỗ lực của bạn.

Dưới đây là 10 sai lầm mà các cha mẹ nên tránh để con bạn có thể ngủ ngon mỗi ngày:

Không thiết lập giờ giấc sinh hoạt cho trẻ

Mọi nỗ lực giúp con ngủ ngon đều sẽ thất bại nếu các cha mẹ mắc phải 10 sai lầm này-1

Nhiều bố mẹ thường phải "chạy" theo trẻ, để chúng tự ý sinh hoạt theo giờ giấc của chúng dẫn đến việc ngủ quá nhiều vào ban ngày và thức chơi vào ban đêm. Tình trạng này càng kéo dài thì các bố mẹ càng khó có thể điều chỉnh, uốn nắn cho trẻ.

Thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ và tuân theo đúng lịch trình cố định là điều cần thiết cho bé. Nó có thể giúp trẻ hình thành thói quen, sinh hoạt đúng giờ giấc và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Ít cho trẻ vận động

Mọi nỗ lực giúp con ngủ ngon đều sẽ thất bại nếu các cha mẹ mắc phải 10 sai lầm này-2

Cũng giống như người lớn, việc vận động liên tục sẽ khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi hơn, do vậy càng dễ đi vào giấc ngủ ban đêm. Vì vậy, trong khoảng thời gian trẻ thức, hãy cho bé tham gia hoạt động nhiều nhất có thể.

Không cần phải quá cầu kì, đôi khi chỉ là thường xuyên nói chuyện và hát cho chúng nghe, kéo giãn cơ bắp hoặc đi ra ngoài để chúng tận hưởng không khí ngoài trời cũng có thể khiến trẻ mệt hơn và sẵn sàng chìm sâu vào giấc ngủ.

Không nhận ra dấu hiệu trẻ buồn ngủ

Mọi nỗ lực giúp con ngủ ngon đều sẽ thất bại nếu các cha mẹ mắc phải 10 sai lầm này-3

Có nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ đang mệt và cần ngủ trưa, ví dụ như: cau mày, nắm chặt tay, nhìn ra xa bạn và nhìn chằm chằm vào không gian hoặc dụi mắt, sờ tai. Điều đó có nghĩa là đã đến lúc chúng phải đi ngủ. Thế nhưng đôi khi nhiều cha mẹ lại không nhận ra điều này và cứ dỗ, ru trẻ ngủ lúc chúng không buồn ngủ.

Không để bé học cách tự chìm vào giấc ngủ

Mọi nỗ lực giúp con ngủ ngon đều sẽ thất bại nếu các cha mẹ mắc phải 10 sai lầm này-4

Thông thường, các mẹ có thói quen đung đưa, lắc lư hoặc mát-xa nhẹ nhàng cho bé để giúp trẻ thư giãn và hiểu rằng đã đến giờ đi ngủ. Tuy nhiên đôi khi tốt hơn hết là bạn nên bỏ dần các hành động này và để trẻ tự ngủ mà không cần tới bố mẹ.

Trong thời gian đầu, bạn sẽ thấy trẻ lăn lộn trên giường, có vẻ khó ngủ hoặc phát ra những âm thanh lạ; song điều bạn cần lúc này là để yên cho trẻ tự do làm những gì trẻ muốn, chớ vội phản ứng vì trẻ như vậy không có nghĩa là bé còn thức và đang cần tới sự trợ giúp của bạn.

Đôi khi trẻ cần phải trải qua các giai đoạn khác nhau để có thể chìm sâu vào giấc ngủ và việc bạn tới gần để kiểm tra xem bé đã ngủ hay chưa có thể khiến chúng bị tỉnh giấc.

Ngoài ra, có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ có cha mẹ kiên nhẫn chờ đợi chúng đi vào giấc ngủ trong tương lai sẽ trở thành những đứa trẻ giàu tính tự lập.

Cho trẻ ngủ trong phòng có ánh sáng quá mạnh

Mọi nỗ lực giúp con ngủ ngon đều sẽ thất bại nếu các cha mẹ mắc phải 10 sai lầm này-5

Một số cha mẹ cho rằng khi trẻ ngủ trưa thì nên đặt bé vào phòng có ánh sáng nhẹ để bé học cách phân biệt giữa ngày và đêm. Tuy nhiên, đây là 1 quan niệm sai lầm.

Mặt khác, bóng tối vừa có tác dụng giúp trẻ thư giãn, vừa thúc đẩy sản xuất melatonin - một loại hormone giúp điều hòa giấc ngủ.

Chuyển từ cũi sang giường quá sớm

Mọi nỗ lực giúp con ngủ ngon đều sẽ thất bại nếu các cha mẹ mắc phải 10 sai lầm này-6

Cho dù em bé của bạn đã lớn và có vẻ như những chiếc cũi đã khá chật chội, nhưng hãy nhớ đừng vội chuyển con bạn sang giường. Hầu hết trẻ em chuyển từ cũi sang giường trong khoảng từ 18 tháng đến 3 tuổi rưỡi. Nếu bạn di chuyển quá sớm có thể gây nhầm lẫn và khó chịu cho chúng dẫn tới sự xáo trộn trong giấc ngủ.

Nếu trẻ đã bắt đầu đi và có thể tự mình trèo ra khỏi cũi, đó mới là lúc bạn nên cân nhắc chuyển chúng sang giường. Ngoài ra, nếu bạn đang tập cho con ngồi bô, việc chuyển đổi này cũng sẽ hợp lý hơn bởi đó cũng là cách giúp chúng có thể tự lập đi vệ sinh.

Chặn mọi tiếng ồn

Mọi nỗ lực giúp con ngủ ngon đều sẽ thất bại nếu các cha mẹ mắc phải 10 sai lầm này-7

Loại bỏ tất cả tiếng ồn xung quanh trẻ không hẳn là cách hay. Nếu bé chỉ ngủ được trong một môi trường tĩnh lặng không có bất kì tiếng ồn nào, trẻ sẽ trở nên khó ngủ hơn khi bất ngờ có tiếng động nào đó dù là nhỏ nhất. Theo đó, bạn có thể sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng để giúp con đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Để trẻ thức quá lâu

Mọi nỗ lực giúp con ngủ ngon đều sẽ thất bại nếu các cha mẹ mắc phải 10 sai lầm này-8

Nhiều người nghĩ rằng để trẻ thức liên tục trong nhiều tiếng sẽ khiến cơ thể trẻ dễ bị mệt mỏi và buổi tối đi vào giấc ngủ nhanh hơn, sâu hơn. Nhưng chính điều này lại có thể làm rối loạn giấc ngủ của trẻ.

Những giấc ngủ ngắn là bình thường với trẻ sơ sinh, nhưng với những đứa trẻ lớn hơn một chút lại cần có giấc ngủ dài hơn. Vì vậy, nếu bé ngủ ít vào buổi trưa thì đây có thể là lý do khiến chúng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

Ngủ chung giường với con

Mọi nỗ lực giúp con ngủ ngon đều sẽ thất bại nếu các cha mẹ mắc phải 10 sai lầm này-9

Một số cha mẹ chọn ngủ chung giường với con cái. Tuy nhiên, cách làm này lâu dần sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc và khó ngủ khi bị tách riêng. Ngoài ra, ngủ chung giường thực sự có thể làm tăng nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) và các trường hợp tử vong liên quan đến giấc ngủ khác.

Cho bé ngủ trưa quá lâu

Mọi nỗ lực giúp con ngủ ngon đều sẽ thất bại nếu các cha mẹ mắc phải 10 sai lầm này-10

Việc trẻ sơ sinh ngủ từ 13 đến 15 tiếng một ngày là điều bình thường. Tuy nhiên, khi con bạn lớn hơn, không nên cho chúng ngủ trưa hơn 3 giờ mỗi ngày. Ngủ quá nhiều trong ngày sẽ khiến giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn và trẻ khó ngủ sâu vào ban đêm.



Theo Pháp luật và bạn đọc



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.